AP25183543591524-1751858247.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ike50-YCV3pMUa-pw_RdEg

Công nhân chất phế liệu lên xe tải tại một địa điểm thu gom ở Harare, Zimbabwe, ngày 8/6.

"Hôm nay có 'vàng' không?", Ezekiel Mabhiza hỏi một người đàn ông đang khom lưng, cầm cuốc lục lọi trên một bãi rác bất hợp pháp tại Harare, thủ đô Zimbabwe.

"Vàng" là cách gọi vui những phế liệu có giá trị giữa bãi phế thải đầy rẫy tã bỏ đi, xác chó, mèo, thiết bị hỏng. Mabhiza, 36 tuổi, đã từ bỏ việc tìm kiếm một công việc chính thức để làm công việc nhặt phế liệu.

Công nhân chất phế liệu lên xe tải tại một địa điểm thu gom ở Harare, Zimbabwe, ngày 8/6.

"Hôm nay có 'vàng' không?", Ezekiel Mabhiza hỏi một người đàn ông đang khom lưng, cầm cuốc lục lọi trên một bãi rác bất hợp pháp tại Harare, thủ đô Zimbabwe.

"Vàng" là cách gọi vui những phế liệu có giá trị giữa bãi phế thải đầy rẫy tã bỏ đi, xác chó, mèo, thiết bị hỏng. Mabhiza, 36 tuổi, đã từ bỏ việc tìm kiếm một công việc chính thức để làm công việc nhặt phế liệu.

AP25183543244212-1751858526.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-OKfPV1qsNbZXq4tyMjADQ

Ezekiel Mabhiza nghỉ ngơi trong khi thu gom phế liệu ở Harare, Zimbabwe, hôm 8/6.

Lùng sục đến giữa trưa, anh gom được 66 kg phế liệu gồm lon thiếc, lò xo từ nệm cũ, phụ tùng ôtô. Số này có thể bán cho trung tâm phế liệu được 8 USD, đủ nuôi 5 đứa con và trang trải phần nào tiền điện, nước.

Trên khắp Harare, hàng nghìn người như Ezekiel Mabhiza sống nhờ phế liệu, góp phần duy trì môi trường trong sạch hơn và chống lại biến đổi khí hậu. Bởi việc sản xuất thép từ phế liệu tốn ít năng lượng hơn quặng.

Ezekiel Mabhiza nghỉ ngơi trong khi thu gom phế liệu ở Harare, Zimbabwe, hôm 8/6.

Lùng sục đến giữa trưa, anh gom được 66 kg phế liệu gồm lon thiếc, lò xo từ nệm cũ, phụ tùng ôtô. Số này có thể bán cho trung tâm phế liệu được 8 USD, đủ nuôi 5 đứa con và trang trải phần nào tiền điện, nước.

Trên khắp Harare, hàng nghìn người như Ezekiel Mabhiza sống nhờ phế liệu, góp phần duy trì môi trường trong sạch hơn và chống lại biến đổi khí hậu. Bởi việc sản xuất thép từ phế liệu tốn ít năng lượng hơn quặng.

AP25183543281869-1751858671.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZLRK34397dkjG50Bz614LA

Người dân bới tìm phế liệu ở Harare, Zimbabwe.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản xuất thép từ quặng phụ thuộc nhiều vào hoạt động đốt than, gây ô nhiễm cao. Ngành công nghiệp này thải gần 8% khí CO2 toàn cầu, góp phần vào tình trạng nóng lên của Trái Đất. Trong khi đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ước tính việc tái chế thép và lon thiếc tiết kiệm được 60-74% năng lượng so với sản xuất từ nguyên liệu thô.

Zimbabwe là một nước Nam Phi, với dân số 16 triệu người, tiêu thụ khoảng 600.000 tấn phế liệu mỗi năm. Dosman Mangisi, Giám đốc vận hành của Viện Đúc kim loại Zimbabwe, nói tất cả lượng phế liệu trên được thu gom tại địa phương.

Người dân bới tìm phế liệu ở Harare, Zimbabwe.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sản xuất thép từ quặng phụ thuộc nhiều vào hoạt động đốt than, gây ô nhiễm cao. Ngành công nghiệp này thải gần 8% khí CO2 toàn cầu, góp phần vào tình trạng nóng lên của Trái Đất. Trong khi đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ ước tính việc tái chế thép và lon thiếc tiết kiệm được 60-74% năng lượng so với sản xuất từ nguyên liệu thô.

Zimbabwe là một nước Nam Phi, với dân số 16 triệu người, tiêu thụ khoảng 600.000 tấn phế liệu mỗi năm. Dosman Mangisi, Giám đốc vận hành của Viện Đúc kim loại Zimbabwe, nói tất cả lượng phế liệu trên được thu gom tại địa phương.

AP25183543284703-1751859053.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_9i2hOnBm-iUcXNVKgJYmg

Nhóm người thu gom cùng đẩy một xe phế liệu ở Harare, Zimbabwe. Bên cạnh đó, Harare thải khoảng 1.000 tấn rác mỗi ngày, phần lớn không được thu gom. Người dân và doanh nghiệp thường đổ rác ra đường và các không gian mở, đôi khi đốt. Gần đây, hội đồng thành phố đã hợp tác với một công ty quản lý rác để cải thiện tình trạng thu gom.

Nhưng hiện tại, những người nhặt phế liệu không chính thức như Mabhiza vẫn là lực lượng không thể thiếu.

Nhóm người thu gom cùng đẩy một xe phế liệu ở Harare, Zimbabwe. Bên cạnh đó, Harare thải khoảng 1.000 tấn rác mỗi ngày, phần lớn không được thu gom. Người dân và doanh nghiệp thường đổ rác ra đường và các không gian mở, đôi khi đốt. Gần đây, hội đồng thành phố đã hợp tác với một công ty quản lý rác để cải thiện tình trạng thu gom.

Nhưng hiện tại, những người nhặt phế liệu không chính thức như Mabhiza vẫn là lực lượng không thể thiếu.

AP25183543338943-1751858751.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lbBdXwhDQPflp2JB1oQiNA

Fungai Mataga, điều hành một trung tâm thu gom phế liệu, thừa nhận việc nhặt phế liệu thực sự là một công việc bẩn thỉu, nhưng mọi người hiếm khi hiểu được tầm quan trọng của nó.

Ông nhìn nhận những người hành nghề nhặt phế liệu là "đội vệ sinh" của xã hội. Mỗi mảnh kim loại họ mang đến là một phần nguồn gây ô nhiễm được giảm bớt.

Trong ảnh: Fungai Mataga tại trung tâm thu gom phế liệu do anh điều hành tại Harare, Zimbabwe.

Fungai Mataga, điều hành một trung tâm thu gom phế liệu, thừa nhận việc nhặt phế liệu thực sự là một công việc bẩn thỉu, nhưng mọi người hiếm khi hiểu được tầm quan trọng của nó.

Ông nhìn nhận những người hành nghề nhặt phế liệu là "đội vệ sinh" của xã hội. Mỗi mảnh kim loại họ mang đến là một phần nguồn gây ô nhiễm được giảm bớt.

Trong ảnh: Fungai Mataga tại trung tâm thu gom phế liệu do anh điều hành tại Harare, Zimbabwe.

AP25183543378381-1751858888.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ueWMS9LGVtYtn4y8jxlMag

Một người thu gom phế liệu đinh tại Harare, Zimbabwe.

Joyce Machiri, người phụ trách chương trình khai thác và chiết xuất tại Hiệp hội Luật sư Môi trường Zimbabwe, gọi hoạt động nhặt phế liệu là một "công việc xanh". Và những người như Ezekiel Mabhiza được coi là "anh hùng thầm lặng".

Mabhiza cho rằng công việc mình đang làm tốt hơn nhiều trước đây, khi anh trả được tiền thuê nhà, nuôi các con ăn học. "Với công việc chính thức, bạn đi vào trong các khu công nghiệp cả ngày và trở về tay không", Mabhiza nói.

Một người thu gom phế liệu đinh tại Harare, Zimbabwe.

Joyce Machiri, người phụ trách chương trình khai thác và chiết xuất tại Hiệp hội Luật sư Môi trường Zimbabwe, gọi hoạt động nhặt phế liệu là một "công việc xanh". Và những người như Ezekiel Mabhiza được coi là "anh hùng thầm lặng".

Mabhiza cho rằng công việc mình đang làm tốt hơn nhiều trước đây, khi anh trả được tiền thuê nhà, nuôi các con ăn học. "Với công việc chính thức, bạn đi vào trong các khu công nghiệp cả ngày và trở về tay không", Mabhiza nói.

AP25183543296124-1751858967.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=P55zXvBVS4nIrCsAk4xn2g

Thực tế, công việc nhặt phế liệu rất vất vả và nguy hiểm. Họ phải thức dậy trước bình minh, đi bộ hàng km tới các bãi rác bất hợp pháp, khu công nghiệp, nhà dân và bãi rác ven đường. Để kiếm được nhiều phế liệu giá trị hơn, một số người ngủ gần các bãi rác, chờ xe tải đổ rác trộm trong đêm, để là người sớm nhất bới rác tìm "vàng".

Lovemore Sibanda, một nhân viên bảo vệ làm thêm việc thu gom phế liệu vào ngày nghỉ, mong có một đôi găng tay bảo hộ để đảm bảo an toàn khi bới rác. Những ngày đầu làm việc, anh không quen tiếp xúc với rác thải y tế, xác động vật thối rữa, nên không muốn ăn trong nhiều ngày. "Giờ tôi quen rồi. Bãi rác này là văn phòng tôi, là nơi có tiền", Sibanda nói.

Thực tế, công việc nhặt phế liệu rất vất vả và nguy hiểm. Họ phải thức dậy trước bình minh, đi bộ hàng km tới các bãi rác bất hợp pháp, khu công nghiệp, nhà dân và bãi rác ven đường. Để kiếm được nhiều phế liệu giá trị hơn, một số người ngủ gần các bãi rác, chờ xe tải đổ rác trộm trong đêm, để là người sớm nhất bới rác tìm "vàng".

Lovemore Sibanda, một nhân viên bảo vệ làm thêm việc thu gom phế liệu vào ngày nghỉ, mong có một đôi găng tay bảo hộ để đảm bảo an toàn khi bới rác. Những ngày đầu làm việc, anh không quen tiếp xúc với rác thải y tế, xác động vật thối rữa, nên không muốn ăn trong nhiều ngày. "Giờ tôi quen rồi. Bãi rác này là văn phòng tôi, là nơi có tiền", Sibanda nói.

AP25183543332338-1751859004.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=G1g7_xUYR-vtaiuUrISZUA

Công nhân sắp xếp lại phế liệu tại trung tâm thu gom ở Harare, Zimbabwe, ngày 8/6

Công nhân sắp xếp lại phế liệu tại trung tâm thu gom ở Harare, Zimbabwe, ngày 8/6

Bảo Bảo (theo AP)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022