Xuất hiện trong talkshow, chia sẻ câu chuyện kinh doanh, vị lãnh đạo KIDO cho biết 'đó là bước đổi mới trong tư duy'. Do đó, ông cởi mở về những vấn đề nội tình doanh nghiệp cũng như đưa ra các đánh giá về xu hướng cũng như cơ hội trong lĩnh vực thực phẩm.

Bước đổi chìa khóa để tạo đà phát triển

Vị TGĐ cho biết, tại KIDO, sự cập nhật tính theo từng tuần từng ngày, quá trình sáng tạo luôn tuần hoàn không ngừng nghỉ. Chính bởi quan điểm này, doanh nghiệp đã thực hiện nhiều bước đánh đổi mạnh mẽ, mang lại sự tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực thực phẩm, trong đó đáng kể nhất là cú bắt tay tập đoàn nước ngoài.

Vào năm 2014, KIDO bắt đầu chuyển nhượng thương hiệu bánh kẹo cho tập đoàn nước ngoài với giá trị khoảng 10.000 tỷ đồng. Sau 8 năm, nhìn lại bước đi này, ông Trần Lệ Nguyên nhận định đây là quyết định đột phá và có chút may mắn, là cơ hội cần phải nắm lấy vào thời điểm đó. "Khi có dòng tiền, doanh nghiệp có thể kinh doanh vào nhiều mảng hơn", ông cho biết.

Hinh-nhan-vat-16-9-11-5500-1659576558.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=6EvOHiP6sdmLqGARy5Pm0w

Ông Trần Lệ Nguyên - Tổng giám đốc KIDO.

Chu kỳ tăng trưởng ngành bánh kẹo năm 2014 theo đà chậm lại khi người tiêu dùng lúc đó có xu hướng quan tâm nhiều đến sức khỏe, ăn ít bánh kẹo hơn. Ngoài ra, ngành bánh kẹo mang tính chất thời vụ là chính, một năm có 2 vụ lớn một là mùa trung thu, hai là dịp Tết, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ khoảng 5 – 6%. Với tầm nhìn lúc đó của tập đoàn là hướng tới trở thành doanh nghiệp tỷ USD, nếu tiếp tục kinh doanh sẽ mất rất lâu mới đạt được mục tiêu.

Sau gần 7 năm thâm nhập vào thị trường thực phẩm thiết yếu, KIDO đã chứng tỏ tầm nhìn đúng đắn với nhiều thành công. Trong đó, thị phần trong ngành dầu gia tăng đáng kể, khoảng 39%, đứng thứ 2 trên thị trường. Đồng thời KIDO cũng là đơn vị dẫn đầu ngành kem Việt Nam với 44,5% thị phần (trong đó thương hiệu Merino chiếm 24,2% và thương hiệu Celano chiếm 19,2% thị phần) cùng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 450.000 điểm bán lẻ trong ngành hàng khô và 120.000 điểm bán trong ngành hàng lạnh.

Năm 2021, KIDO một lần nữa trở lại với ngành hàng bánh kẹo vốn gắn liền với đam mê và tâm huyết của người lãnh đạo. Nhờ phát triển chuỗi điểm bán thực phẩm, giờ đây các dòng bánh tươi có thể thâm nhập sâu vào thị trường, tận dụng hệ thống logistic rộng khắp và đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Bước đổi này cũng giúp ông Trần Lệ Nguyên hiện thực hóa tham vọng phát triển các dòng bánh tươi, đáp ứng nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của người tiêu dùng, thay vì chỉ cung cấp các loại bánh làm quà biếu như trước.

Host chương trình- ông Lê Trí Thông nhận định: "Doanh nghiệp đã thực hiện một phép đổi rất có lợi, đổi từ một mảng kinh doanh theo mùa là bánh, chuyển qua có được tiền với dầu ăn. Sau khi có được tiền, ta lại đổi tiếp một lần nữa, ta chiếm được một mảng kinh doanh thực phẩm, mà là thực phẩm thiết yếu".

phep-doi-de-tro-thanh-doanh-nghiep-ty-usd-cua-kido-1658976256.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7yKEx_npqHiT3slmwPdcOg
Phép đổi để trở thành doanh nghiệp tỷ USD của KIDO

Hành trình mới cho KIDO’s Bakery

Trở lại ngành bánh với nhiều đam mê cùng tầm nhìn mới, ông Trần Lệ Nguyên chia sẻ hàng loạt tư duy, góc nhìn sáng tạo về phát triển sản phẩm để phục vụ nhu cầu của tầng lớp khách hàng trẻ, đáp ứng sự thay đổi liên tục trong xu hướng cũng như khẩu vị người tiêu dùng.

Mùa trung thu 2022, danh mục sản phẩm trong mảng thực phẩm của KIDO sẽ bổ sung thêm thương hiệu Trung Thu KIDO’s Bakery. "Đây là những sản phẩm có thiết kế bao bì cũng như hương vị nhân khác biệt, được phát triển riêng cho mùa trăng năm nay", ông Trần Lệ Nguyên cho biết.

Dự kiến, trong mùa thung thu 2022, thương hiệu sẽ cung cấp ra thị trường 300 tấn bánh, có mặt trên các kênh phân phối từ đầu tháng 8. Sản phẩm được phân phối đa kênh, từ kênh truyền thống đến tệp khách hàng trọng yếu và cả các kênh mua sắm trực tuyến lớn như Lazada, Tiki, Shopee...

Ông Nguyên cho biết, sản phẩm bánh trung thu sẽ tận dụng hệ thống điểm bán các mặt hàng thiết yếu và hệ thống phân phối ngành lạnh để tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.

thumbnail-DSC-0547-7908-1659576558.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mpPTcbsvKeIFGP3T4z_RIQ

Bên trong nhà máy sản xuất bánh trung thu KIDO.

Đặc biệt, bánh trung thu KIDO’s Bakery cũng sẽ được trưng bày và bán tại tất cả các cửa hàng của chuỗi Chuk Tea & Coffee tại TP. HCM và Hà Nội.

Trước đây doanh nghiệp tập trung phát triển sản phẩm sao cho bán được càng nhiều càng tốt, hiện giờ, KIDO chú trọng đến việc đưa thương hiệu trở thành một nét văn hóa, phù hợp với thế hệ khách hàng mới.

"Quay trở lại ngành bánh là một đam mê cá nhân", ông Trần Lệ Nguyên nhấn mạnh một lần nữa về sự chuyển hướng trở lại với ngành kinh doanh cốt lõi sau 6 năm chuyển nhượng thương hiệu. Những bước đi của ông không chỉ hướng tới giành lại vị trí dẫn đầu trong ngành kinh doanh bánh kẹo mà còn nỗ lực để thu hẹp khoảng cách giữa sản phẩm trong nước với quốc tế, tạo lập vị thế riêng, tên tuổi riêng cho ngành bánh kẹo Việt Nam.

Thảo Miên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022