Tôi năm nay gần 40 tuổi, dự định đầu tư cổ phiếu với số vốn trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng. Tôi có tìm hiểu và học hỏi về thị trường tài chính. Trong thời gian này, tôi thường được khuyên nên nắm giữ cổ phiếu dài hạn vì bản thân không có nhiều thời gian theo dõi thị trường để theo trường phái "lướt sóng" được.

Nhưng tôi đang phân vân nên tự mua cổ phiếu trực tiếp hay đầu tư chứng chỉ quỹ. Ưu và nhược điểm giữa hai phương thức này là gì? Cùng một cách nắm giữ dài hạn, ai nên tự mua cổ phiếu và ai nên mua chứng chỉ quỹ? Hy vọng chuyên gia giải đáp giúp.

Bùi Văn Điển

QUYN8462-6324-1701747148.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mbao0jOtHgh7V_BV-5QpZQ

Nhà đầu tư đang theo dõi thị trường tại một sàn giao dịch chứng khoán ở quận 1 (TP HCM), tháng 3/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Chuyên gia tư vấn:

Dựa trên nội dung câu hỏi của bạn, tôi sẽ chia thành ba phần để giải đáp thắc mắc. Trước hết, tôi sẽ so sánh hai cách thức: tự đầu tư chứng khoán và đầu tư vào chứng chỉ quỹ (thường là quỹ mở).

Tự đầu tư chứng khoán

Đầu tư vào quỹ mở

Giống nhau

Đều đầu tư vào thị trường tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... và đều không có lãi suất cố định.

Khác nhau

Số tiền tối thiểu

Để giao dịch lô chẵn, nhà đầu tư sẽ cần mua tối thiểu 100 cổ phiếu. Tùy theo mỗi mã cổ phiếu có giá khác nhau, do đó số tiền đầu tư lớn.

Ngoài lô chẵn, các sàn giao dịch cũng đang hỗ trợ lô lẻ, khối lượng từ 1-99 cổ phiếu. Nhưng lệnh lô lẻ sẽ khó khớp hơn vì phụ thuộc vào việc có nhà đầu tư nào đặt lệnh lô lẻ đối ứng không.

Số tiền tối thiểu đầu tư chứng chỉ quỹ là 100.000 đồng.

Danh mục đầu tư

Khả năng tiếp cận thông tin để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp hạn chế. Nhà đầu tư phải tự tìm hiểu cổ phiếu, trái phiếu tiềm năng (đọc tin tức, đọc báo cáo tài chính, nghe bạn bè...).

Thông thường đầu tư dưới 10 mã cổ phiếu.

Công ty quản lý quỹ có những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính để đánh giá được tình hình tài chính một cách kỹ lưỡng của doanh nghiệp.

Thông thường một quỹ đầu tư trên 20 mã cổ phiếu với đa dạng ngành nghề, từ đó có danh mục đầu tư đa dạng.

Giao dịch

Cổ phiếu biến động và khớp lệnh hàng ngày, hàng giờ.

Thường giao dịch theo thời điểm quy định, ví dụ chứng chỉ quỹ tại VCBF giao dịch 2 lần một tuần.

Phí giao dịch

Có phí mỗi lần giao dịch mua, bán và thuế 0,1%.

Có phí giao dịch bán (thông thường nếu nhà đầu tư nắm giữ càng lâu, phí càng giảm), phí quản lý và thuế 0,1%.

Thanh khoản

Có thể đối mặt với rủi ro không có bên mua.

Công ty quản lý quỹ sẽ mua lại

Ở vấn đề thứ hai, bạn nêu thắc mắc rằng: Nếu cùng cách nắm giữ dài hạn, ai nên tự mua cổ phiếu và ai nên mua chứng chỉ quỹ? Theo tôi, người phù hợp tự đầu tư cổ phiếu là nhà đầu tư chấp nhận được rủi ro cao, có nhiều kiến thức trong lĩnh vực tài chính. Họ cũng phải có nhiều thời gian để theo dõi thị trường chứng khoán.

Trong khi đó, người phù hợp để mua quỹ mở là nhà đầu tư muốn rót tiền vào thị trường tài chính nhưng bận rộn nên không có thời gian tìm hiểu và theo dõi thị trường; mong muốn đầu tư lâu dài; muốn có tính kỷ luật và tính tiện lợi; muốn có sự đa dạng trong đầu tư.

Ngoài ra, tôi có lời khuyên về tối ưu hóa việc phân bổ tài sản. Để biết được số tuổi hiện tại nên trích bao nhiêu phần trăm tài sản vào cổ phiếu, bạn có thể tham khảo công thức sau:

Tỷ lệ chấp nhận rủi ro = (100 - số tuổi hiện tại) x 100%

Ví dụ, tỷ lệ rủi ro mà một người trưởng thành 40 tuổi có thể chấp nhận được là (100 - 40) x 100% = 60%. Điều này có nghĩa rằng, 60% số tiền có thể được đầu tư vào các khoản có rủi ro cao và các khoản đầu tư sinh lời tốt. 40% còn lại nên được dành cho các khoản đầu tư hợp lý hơn.

Phạm Lê Duy NhânTrưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF)

ebox_pc.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022