Các kiến trúc sư đang ngày càng quan tâm thực vật hơn bao giờ hết, đưa cây xanh vào những công trình của mình. Đó là lý do chính đáng để biophilic design giúp tăng cường cả thể chất và tinh thần bằng cách tạo ra những kết nối mới giữa con người với thiên nhiên. Khi các đô thị phát triển ngày càng lớn hơn và đông dân, kiến trúc tích hợp cây xanh sẽ trả lại những không gian xanh bị biến mất. Tại Việt Nam, rất nhiều kiến trúc sư đang thiết lập lại liên kết với thiên nhiên bằng cách đưa đời sống thực vật vào các công trình từ lớn đến nhỏ – từ quán cà phê, cửa hàng đến các khách sạn và nhà ở.

Trong bài này, chúng tôi tập hợp năm trong số các thiết kế biophilic tiêu biểu trên cả nước.

Atlas Hotel (Hội An) / VTN Architects

atlashoian.jpg(Ảnh: Hiroyuki Oki)

Cây xanh xếp tầng bao phủ các bề mặt của khách sạn, nơi có những lớp cây ẩn trong các bức tường sa thạch. Cây cối giữ chức năng kép, vừa tăng thêm sự riêng tư cho khách, vừa chắn nắng cho hành lang.

atlashoian2.jpgCây xanh tiếp tục xuất hiện hầu như ở mọi không gian của khách sạn. (Ảnh: Hiroyuki Oki)

 

Tropical Forest café và cửa hàng thực vật (Hà Nội) / Tayone Design Studio

tayonedesign1.jpg(Ảnh: Nguyễn Thái Thạch)

Được thiết kế như một ốc đảo của thực vật ở trung tâm thành phố, quán cà phê Hà Nội này chống lại sự ô nhiễm và bán các loài xương rồng cho người dân địa phương. Đơn vị thiết kế – Tayone Design Studio cho biết, Tropical Forest dựa trên ý tưởng tạo ra một khu rừng nhiệt đới thực sự trong trái tim thành phố, mang lại một bầu không khí trong lành, thoáng mát để xua tan ô nhiễm.

tayonedesign2.jpg(Ảnh: Nguyễn Thái Thạch)

Cà phê được phục vụ dưới mái nhà bằng gỗ và kính, trong đó gợi lại hình thức của nhà kính giúp lọc ô nhiễm không gian bên dưới. Các dây leo dọc theo các bức tường và theo đó thực vật tràn xuống từ trần nhà, tăng thêm hiệu ứng nhiệt đới.

 

An’garden Café (Hà Nội) / Lê House

lehouse1.jpg(Ảnh: Hiroyuki Oki)

Lê House đã có ý tưởng “Vườn treo Babylon” khi thiết kế quán cà phê phủ đầy thực vật này ở Hà Đông – một quận ngoại thành Hà Nội từ một xưởng công nghiệp cũ.

lehouse2.jpg(Ảnh: Hiroyuki Oki)

An’garden có kết cấu khung thép và nội thất bằng gạch trần được phủ đầy cây xanh, một bể cá koi ẩn đằng sau cầu thang bằng thép. Toàn bộ không gian ba tầng nổi bật những lớp mái trang trí gỗ chồng lên nhau và mặt tiền bằng mảng kính lớn như đưa ánh sáng vào trong “hang động”.

 

Binh House (TPHCM) / VTN Architects

vtnarchitects1.jpg(Ảnh: Hiroyuki Oki)

Công trình là một phần trong chuỗi dự án “Nhà cho cây” của VTN Architects nhằm mục đích trả lại cây xanh cho các đô thị. Ngôi nhà hình hộp này có cây mọc lên từ mọi không gian trống. Những mảnh vườn phong phú của nó kết nối thành viên nhiều thế hệ trong gia đình và cung cấp sản phẩm tươi sạch cho nhà bếp.

 

The Hut (TPHCM) / 23o5 Studio

23o5studio.jpg(Ảnh: Hiroyuki Oki)

Với ngôi nhà này, 23o5 Studio đã phá vỡ quy ước, đưa vườn cây vào trong phòng ngủ và điểm lên mảng tường bê tông trong nhà bằng những vệt cây xanh. Ranh giới giữa bên trong và bên ngoài được xoá nhoà nhờ các kệ sắt ngăn cách khu vực sinh hoạt với mảnh vườn đằng sau. Trong khi đó những lỗ mở trên mái nhà được thiết kế để ánh sáng chiếu xuống các không gian đầy thực vật bên dưới.

(Interior Vietnam)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022