Năm 2018, gia đình ông Bùi Hoai, 52 tuổi, xây ngôi nhà ba tầng. Ngay từ khi bắt đầu thi công, ông đã có ý tưởng làm sàn chống thấm để trồng rau sân thượng. "Tôi là quản lý chợ. Hàng ngày thấy thùng xốp, rau, đầu cá bỏ rất lãng phí, muốn tận dụng trồng rau sạch cho gia đình", ông nói.
Sau khi lát gạch sân thượng, sẵn tời của thợ, ông nhờ chuyển phân, đất lên dự trữ. Ông xin thùng xốp của tiểu thương ở chợ, xây gạch tạo thành các ô trồng cây, đổ đất, trộn phân, gieo hạt. Sau 15 ngày, khu vườn thành hình.
Năm 2018, gia đình ông Bùi Hoai, 52 tuổi, xây ngôi nhà ba tầng. Ngay từ khi bắt đầu thi công, ông đã có ý tưởng làm sàn chống thấm để trồng rau sân thượng. "Tôi là quản lý chợ. Hàng ngày thấy thùng xốp, rau, đầu cá bỏ rất lãng phí, muốn tận dụng trồng rau sạch cho gia đình", ông nói.
Sau khi lát gạch sân thượng, sẵn tời của thợ, ông nhờ chuyển phân, đất lên dự trữ. Ông xin thùng xốp của tiểu thương ở chợ, xây gạch tạo thành các ô trồng cây, đổ đất, trộn phân, gieo hạt. Sau 15 ngày, khu vườn thành hình.
"Nhà gần chợ, rau trái nhiều, lại rẻ, nhưng tôi muốn phải sạch, ngon cho hai đứa cháu ngoại sinh đôi", ông chủ vườn sân thượng hơn 100 m2, nói.
Ông xin vỏ dừa về độn phía dưới thùng, vừa nhẹ vừa làm lưới lọc thoát nước mà không thoát phân. Phía trên phủ lớp đất trộn phân khoảng 5-10 cm. Phân bón được làm từ mạt cưa hoai mục, đầu và ruột cá lấy ở chợ.
"Nhà gần chợ, rau trái nhiều, lại rẻ, nhưng tôi muốn phải sạch, ngon cho hai đứa cháu ngoại sinh đôi", ông chủ vườn sân thượng hơn 100 m2, nói.
Ông xin vỏ dừa về độn phía dưới thùng, vừa nhẹ vừa làm lưới lọc thoát nước mà không thoát phân. Phía trên phủ lớp đất trộn phân khoảng 5-10 cm. Phân bón được làm từ mạt cưa hoai mục, đầu và ruột cá lấy ở chợ.
Trong lúc cây đang phát triển, ông tiếp tục gom rác sinh hoạt có nguồn gốc thực vật và lá cây ven đường đổ vào một thùng xốp to. Ông Hoai trộn xen kẽ những lớp đất mỏng hoặc phân chuồng để phân hủy từ từ. Khi thu hoạch xong mỗi đợt, phân trong luống, trong thùng sụt xuống, ông lấy phân đã ủ dự phòng bổ sung vào.
Trong lúc cây đang phát triển, ông tiếp tục gom rác sinh hoạt có nguồn gốc thực vật và lá cây ven đường đổ vào một thùng xốp to. Ông Hoai trộn xen kẽ những lớp đất mỏng hoặc phân chuồng để phân hủy từ từ. Khi thu hoạch xong mỗi đợt, phân trong luống, trong thùng sụt xuống, ông lấy phân đã ủ dự phòng bổ sung vào.
Ông Hoai trồng hơn 30 loại rau ăn lá như rau cải, rau dền, rau đay, diếp cá, rau quế... "Trên sân thượng vừa nắng vừa gió nên nước bốc hơi nhanh. Nếu trời nắng gắt, kể cả trưa vợ chồng tôi vẫn tranh thủ lên tưới cho cây", ông cho biết.
Ông Hoai trồng hơn 30 loại rau ăn lá như rau cải, rau dền, rau đay, diếp cá, rau quế... "Trên sân thượng vừa nắng vừa gió nên nước bốc hơi nhanh. Nếu trời nắng gắt, kể cả trưa vợ chồng tôi vẫn tranh thủ lên tưới cho cây", ông cho biết.
Vợ chồng ông làm giàn trồng mướp đắng, dưa leo, chanh leo... Giàn làm dây leo được tận dụng từ đường dây điện thoại của đơn vị viễn thông bỏ đi.
Vợ chồng ông làm giàn trồng mướp đắng, dưa leo, chanh leo... Giàn làm dây leo được tận dụng từ đường dây điện thoại của đơn vị viễn thông bỏ đi.
Chủ vườn dành 20 m2, dựng một chuồng nhỏ bằng khung sắt, lợp tôn lạnh để nuôi cá, gà, chim... Sắt và tôn lạnh đều tận dụng nguyên liệu thừa khi làm nhà. "Tốn nhất là tiền máy bơm, hệ thống ống dẫn nước tưới và thùng nuôi cá, tổng chưa đến 3 triệu đồng", ông nói.
Hiện trong chuồng còn khoảng 60 con bồ câu trưởng thành, gần 10 con gà ác và 4 con gà tàu. Tất cả đều là gà mái, đa số đang đẻ trứng. Mỗi ngày ông Hoai thu khoảng 6-7 trứng. Thức ăn cho gà, bồ câu chủ yếu là cơm nguội của gia đình, các nhà lân cận và quán cơm phần cạnh nhà.
Chủ vườn dành 20 m2, dựng một chuồng nhỏ bằng khung sắt, lợp tôn lạnh để nuôi cá, gà, chim... Sắt và tôn lạnh đều tận dụng nguyên liệu thừa khi làm nhà. "Tốn nhất là tiền máy bơm, hệ thống ống dẫn nước tưới và thùng nuôi cá, tổng chưa đến 3 triệu đồng", ông nói.
Hiện trong chuồng còn khoảng 60 con bồ câu trưởng thành, gần 10 con gà ác và 4 con gà tàu. Tất cả đều là gà mái, đa số đang đẻ trứng. Mỗi ngày ông Hoai thu khoảng 6-7 trứng. Thức ăn cho gà, bồ câu chủ yếu là cơm nguội của gia đình, các nhà lân cận và quán cơm phần cạnh nhà.
Trong thùng còn khoảng gần 50 con cá trê lai. Con nhỏ nhất khoảng 1,5 kg, lớn nhất khoảng 4 kg. Ông dùng nước trong hồ cá để tưới rau, vừa thay nước cá vừa tưới cây.
Phân chuồng, rác sinh hoạt và gốc cây sau thu hoạch ủ thành phân để bón cây. Nước nuôi cá đem tưới rau. Rau sâu, rệp đem cho gà và bồ câu ăn. “Dưới lồng đặt vỉ chứa phân có rải trấu. Chim thải lên trấu sẽ khô mau, không bay mùi. Khoảng một tuần tôi đổ trấu trộn phân chim, gà vào thùng xốp xen kẻ rác sinh hoạt để ủ", ông Hoai nói.
Trong thùng còn khoảng gần 50 con cá trê lai. Con nhỏ nhất khoảng 1,5 kg, lớn nhất khoảng 4 kg. Ông dùng nước trong hồ cá để tưới rau, vừa thay nước cá vừa tưới cây.
Phân chuồng, rác sinh hoạt và gốc cây sau thu hoạch ủ thành phân để bón cây. Nước nuôi cá đem tưới rau. Rau sâu, rệp đem cho gà và bồ câu ăn. “Dưới lồng đặt vỉ chứa phân có rải trấu. Chim thải lên trấu sẽ khô mau, không bay mùi. Khoảng một tuần tôi đổ trấu trộn phân chim, gà vào thùng xốp xen kẻ rác sinh hoạt để ủ", ông Hoai nói.
Ông cho biết, cái lợi lớn nhất khi làm mô hình VAC sân thượng là thu hoạch được thực phẩm, các tầng dưới nhà đều thoáng mát.
Từ ngày có vườn rau, vợ chồng ông và các con, cháu gần gũi nhau hơn. Thi thoảng, ông lại đưa hai cháu nhỏ lên sân thượng, ngắm khu vườn xanh ngắt, chụp hình lưu niệm.
"Nhìn cây lá mơn mởn, mọi phiền muộn, cực nhọc trong ngày bỗng tan biến. Hơn nữa được vận động nhiều, tôi cũng thấy khỏe ra", ông nói.
Ông cho biết, cái lợi lớn nhất khi làm mô hình VAC sân thượng là thu hoạch được thực phẩm, các tầng dưới nhà đều thoáng mát.
Từ ngày có vườn rau, vợ chồng ông và các con, cháu gần gũi nhau hơn. Thi thoảng, ông lại đưa hai cháu nhỏ lên sân thượng, ngắm khu vườn xanh ngắt, chụp hình lưu niệm.
"Nhìn cây lá mơn mởn, mọi phiền muộn, cực nhọc trong ngày bỗng tan biến. Hơn nữa được vận động nhiều, tôi cũng thấy khỏe ra", ông nói.
Phạm NgaẢnh nhân vật cung cấp