Chọn cành để cắt

Chọn những cành bánh tẻ, khoẻ mạnh, đã chuyển màu nâu gỗ khoảng một nửa chiều dài cành. Không nên chọn những cành quá non hoặc quá già vì tỉ lệ ra hoa rất thấp.

1-1404-1649823805.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=w1zWlhnh2mE6EieYOGs5ow

Ổi bật nụ sau khi cắt cành. Ảnh: Nguyễn Giàu

Vị trí cắt

- Đếm ngược từ điểm xuất phát của cành, đến cặp lá thứ 5-7, chọn điểm cắt ở vị trí thuận lợi và tiến hành cắt. Ở miền Bắc nên tránh cắt cành ngày lạnh, miền Nam cắt thời điểm nào cũng được.

- Vết cắt phải sắc ngọt, gọn gàng, không làm dập nát mô cành, chọn vị trí cắt từ phần giữa lóng đổ lên đến sát mắt lá tiếp theo vì vết cắt sau đó sẽ bị khô một phần, cắt quá sát có thể làm ảnh hưởng đến mầm ngủ cần lấy.

- Sử dụng các loại phân hữu cơ như: phân gà, phân bò, trùn quế và một ít NPK giàu Kali để giúp cây phục hồi, sớm bật mầm mới và ra hoa.

Vị trí và cách bón phân: Cào một lớp đất mỏng xung quanh tán cây cách vị trí gốc 20-30cm, sâu khoảng 5cm, rải đều số phân đã trộn, lấp đất lại và tưới nước đủ ẩm.

Khoảng 7-10 ngày sau khi cắt cây sẽ bật mầm, cành non mới ra sẽ mang theo hoa ở vị trí cặp lá 4-7, có thể là hoa dạng đơn, đôi và tam hoa.

Sau khi cắt khoảng 25-30 ngày thì hoa sẽ nở, cần thêm 40-45 ngày nữa để quả ổi chín hoàn toàn.

Cat-canh-jpeg-7723-1649910927.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ArdiTaB6mOegHqbOjAaIPw

Ảnh: Nguyễn Giàu.

Lưu ý: Ở giai đoạn quả ổi cỡ ngón chân cái, nếu nhận thấy cây khoẻ mạnh và lượng trái còn thấp thì có thể tiếp tục cắt cành ở vị trí bên trên quả 1-2 cặp lá để tiếp tục lấy thêm hoa. Sau đó, người trồng cần tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho cây theo cách trên.

Nguyễn Giàu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022