Không chỉ giải quyết vấn đề quỹ đất, dân số, những tòa nhà chọc trời còn thể hiện sự phát triển của mỗi thành phố, mỗi quốc gia, đồng thời niềm tự hào của thành phố, quốc gia đó. Châu Á là một trong những nơi hội tụ nhiều tòa nhà chọc trời nhất trên thế giới như tháp Burj Khalifa, Merdeka 118…

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-0.pngChâu Á là nơi hội tụ đáng kể những tòa nhà chọc trời

Theo số liệu thống kê, dân số châu Á đang ở mức hơn 4,7 triệu người, đứng thứ nhất thế giới về dân số. Sự gia tăng dân số theo cấp số nhân cùng với quỹ đất hạn hẹp buộc các kiến trúc sư, nhà thiết kế đô thị và các nhà quy hoạch đô thị phải sử dụng đất một cách hiệu quả. Bằng chứng cho thấy là các công trình hầu hết phát triển theo chiều dọc. Hàng loạt tòa nhà cao tầng được xây dựng, tối đa hoá việc sử dụng đất, tạo cơ hội phát triển mật độ trên cao đồng thời giảm thiểu tác động môi trường của quá trình đô thị hoá.

Bên cạnh đó, các tòa nhà cao tầng cũng là biểu tượng cho sự giàu có về kinh tế và tiến bộ công nghệ của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh nền kinh tế của nhiều thành phố ở châu Á đang trỗi dậy đầy mạnh mẽ, diện mạo khu vực cũng dần thay đổi bằng sự gia tăng các tòa nhà chọc trời. 

1. Tháp Burj Khalifa, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-1.pngTòa tháp Burj Khalifa đang nắm giữ vị trí số 1 châu Á và thế giới

Kiến trúc sư: Skidmore, Owings & Merrill

Kỹ sư kết cấu: Bill Baker

Với chiều cao ấn tượng 828 mét, Burj Khalifa không chỉ sở hữu danh hiệu toà nhà chọc trời cao nhất châu Á mà còn là toà nhà cao nhất thế giới. Được thiết kế bởi KTS trưởng Adrian Smith công ty kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (SOM), tòa tháp mang tính biểu tượng này lấy cảm hứng từ kiến trúc Hồi giáo, thể hiện sức mạnh và sự thịnh vượng của đất nước dầu mỏ.  

Tháp Burj Khalifa được hoàn thành năm 2010 sau hơn sáu năm xây dựng với sự tham gia của khoảng 12.000 người và tiêu tốn tới 1,5 tỷ đô. Theo thiết kế, toà nhà bao gồm 163 tầng cộng với 46 tầng bảo trì và 2 tầng hầm đỗ xe.

Việc xây dựng liên quan đến nhiều công nghệ bao gồm việc phát triển bê tông chất lượng siêu cao với độ nén cao, độ thấm nhỏ cùng hệ thống kết cấu chắc chắn mang đến sự ổn định, vững chãi cho toà tháp. Mặt ngoài của toà tháp cũng sử dụng kính hiệu suất cao, giúp tối đa hoá ánh sáng tự nhiên ban ngày, hạn chế tăng nhiệt cùng hệ thống làm mát hiện đại để giảm mức tiêu thụ năng lượng.

2. Merdeka 118, Kuala Lumpur, Malaysia

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-2.pngMerdeka là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 2 trên thế giới

Kiến trúc sư: Fender Katsalidis kết hợp RSP KL

Kỹ sư kết cấu: Leslie E. Robertson Associates, Robert Bird Group kết hợp với Arup

Merdeka 118 là toà nhà cao nhất Đông Nam Á và cao thứ 2 trên thế giới với tổng chiều cao tới 679 mét. Tòa tháp gồm 118 tầng được thiết kế bởi đơn vị kiến trúc tại Úc Fender Katsalidis Architects phối hợp với công ty kiến trúc địa phương GDP Architects. Đây là công trình tổ hợp bao gồm nhà ở hạng sang, khách sạn, cửa hàng bán lẻ và không gian văn phòng.

Thiết kế toà nhà được lấy cảm hứng từ nghề dệt truyền thống của Malaysia với đường nét xoắn ốc, hữu cơ thuôn về phía trên. Tòa tháp cũng kết hợp các yếu tố bền vững như mặt tiền hiệu suất cao để giảm lượng nhiệt từ mặt trời và hệ thống HVAC (hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong không gian) nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm lượng khí thải carbon tổng của toà nhà với môi trường xung quanh.

3. Tháp Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-3.pngKiểu dáng xoắn ốc giúp Tháp Thượng Hải nổi bật và vẫn ổn định trước tác động của thiên nhiên

Kiến trúc sư: GenslerKỹ sư: Thornton Tomasetti và Cosentini Associates

Một trong những tòa tháp mang tính biểu tượng của châu Á không thể không nhắc tới Tháp Thượng Hải với chiều cao 632 mét. Toà tháp được thiết kế bởi Jun Xia của Gensler, công ty thiết kế kiến trúc nổi tiếng với sự sáng tạo và bền vững. Với hình dạng xoắn ốc độc đáo từ chín khối trụ xếp chồng lên nhau sẽ làm giảm tác động của sức gió lên toà nhà, giúp toà nhà ổn định mà không cần đến nhiều kết cấu bổ trợ. Ngoài ra, thiết kế xoắn ốc cũng tăng cường lưu thông gió tự nhiên, từ đó cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của toà nhà, giảm tác động đến môi trường.

4. Tháp đồng hồ Abraj Al Bait, Mecca, Ả Rập Saudi

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-4.pngTòa tháp đồ sộ của Ả Rập Saudi là nơi có thể chứa hàng triệu tín đồ Hồi giáo hành hương về thánh địa Mecca mỗi năm

Kiến trúc sư : SL Rasch GmbH và Dar Al-Handasah ArchitectsKỹ sư kết cấu : SL Rasch GmbH và Dar Al-Handasah

Tháp Abraj Al Bait còn có tên gọi khác là Tháp đồng hồ Hoàng gia Mecca, với chiều cao ấn tượng 601 mét và có mặt đồng hồ lớn nhất thế giới đường kính 43 mét.

Toà nhà được thiết kế bởi công ty kiến trúc Đức SL Rasch GmbH kết hợp với công ty kỹ thuật Ả Rập Saudi Al-Handasah, hoàn thành năm 2012. Công trình nằm trong khu phức hợp bao gồm bảy tòa cao tầng khác nhằm phục vụ hàng triệu tín đồ hành hương về thánh địa Mecca mỗi năm.

Các thiết kế của tháp đồng hồ đậm tinh thần Hồi giáo truyền thống với các biểu tượng ý nghĩa. Ví dụ như mặt đồng hồ trung tâm được bao quanh bởi cấu trúc hình lưỡi liềm biểu trưng cho quyền năng tối cao của các bậc thánh thần, mang đến sự tốt lành và hạnh phúc.

5. Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An, Thâm Quyến, Trung Quốc

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-5.pngTòa tháp Trung tâm Tài chính Bình An nổi bật ở thành phố được mệnh danh là thành phố của tương lai

Kiến trúc sư: Kohn Pedersen Fox AssociatesKỹ sư kết cấu: Thornton Tomasetti

Trung tâm Tài chính Bình An có chiều cao 599 mét và được hoàn thành năm 2017. Mặt tiền của toà nhà chọc trời này không chỉ giảm lượng nhiệt từ ánh sáng mặt trời mà còn giảm thiểu tải trọng gió thông qua việc tạo hình dạng khí động học. Hình thức của toà nhà cũng tối đa hoá tầm nhìn ra cảnh quan thành phố với nhiều đài quan sát bố trí khắp tòa nhà. Để chịu được sức gió và các hiện tượng thời tiết cực đoan, toà nhà còn được thiết kế với cấu trúc siêu khung thép và lõi bê tông cốt thép.

6. Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu, Quảng Châu, Trung Quốc

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-6.pngTrung tâm Tài chính CTF cũng là toà nhà chọc trời ấn tượng với chiều cao 530 mét bao gồm 111 tầng 

Kiến trúc sư: Kohn Pedersen FoxKỹ sư kết cấu: Arup

Ngoài Trung tâm Tài chính Bình An, ở Trung Quốc còn có Trung tâm Tài chính CTF cũng là toà nhà chọc trời ấn tượng với chiều cao 530 mét bao gồm 111 tầng. 

Toà nhà chủ yếu được sử dụng làm văn phòng nhưng cũng có khách sạn, nhà hàng và đài quan sát để ngắm trọn vẻ đẹp của Quảng Châu.

Để ổn định và linh hoạt trước tác động của thời tiết, địa chấn, toà nhà được thiết kế kết hợp lõi trung tâm và khung bao quanh chắc chắn. Mặt ngoài tòa nhà cũng sử dụng các tấm kính hiệu suất cao cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào ban ngày và trong suốt có thể nhìn toàn cảnh.

7. Trung tâm Tài Chính CTF Thiên Tân, Thiên Tân, Trung Quốc

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-7.pngTòa tháp tại Thiên Tân có cùng chiều cao với toà tháp tại Quảng Châu

Kiến trúc sư: Skidmore, Owings & Merrill LLP kết hợp với Ronald Lu & PartnersKỹ sư kết cấu: Skidmore, Owings & Merrill LLP

Cùng chiều cao với CTF Quảng Châu, Trung tâm Tài chính CTF Thiên Tân cũng trở thành biểu tượng của thành phố Thiên Tân. Toà nhà được hoàn thành năm 2019 với 98 tầng chia thành nhiều không gian chức năng bao gồm văn phòng, khách sạn và không gian bán lẻ. Thiết kế của tòa nhà chọc trời này lấy cảm hứng từ hình dạng của viên sỏi sông, hài hòa với nét văn hoá ở khu vực.

Không ngoại lệ, CTF Thiên Tân cũng được thiết kế với hệ thống kết cấu chịu được gió mạnh và động đất. Nó cũng được trang bị các công nghệ tiết kiệm năng lượng tiên tiến như rèm hiệu suất cao, mặt tiền hai lớp để giảm mức tiêu thụ năng lượng.

8. Tháp CITIC, Bắc Kinh, Trung Quốc

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-8.pngTháp CITIC lấy cảm hứng từ bình rượu cổ của Trung Quốc

Kiến trúc sư: P & T Architects & Engineers Ltd

Tháp CITIC có chiều cao 528 mét và được hoàn thành năm 2018 với tổ hợp tòa nhà dành cho dân cư, văn phòng, khách sạn và đài quan sát. Thiết kế của tháp được lấy cảm hứng từ hình dáng của bình rượu cổ “zun” của Trung Quốc. Sự cách điệu hơi thuôn dài của tòa nhà giống như đường cong của tàu biển cùng với mặt tiền có các “vây dọc” thay đổi về mật độ và hướng khi càng lên trên cao. Các vây này làm nhiệm vụ như những cánh tản nhiệt nhưng vẫn tạo được sự linh hoạt thay đổi ánh sáng trong ngày.

9. Taipei 101, Đài Bắc, Đài Loan

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-9.pngNgoài chiều cao ấn tượng, tòa tháp tại Đài Loan còn đảm bảo yếu tố xanh trong kiến trúc

Kiến trúc sư : CY Lee & CP Wang

Kỹ sư kết cấu : Thornton Tomasetti

Taipei 101 đứng vị trí thứ 9 trong danh sách các tòa nhà chọc trời châu Á với chiều cao 508 mét. Tòa nhà được thiết kế bởi công ty kiến trúc Đài Loan CY Lee & Partners và hoàn thành năm 2004.

Để chịu được các trận động đất và bão thường xuyên xảy ra, toà tháp được thiết kế với lõi bê tông cốt thép khổng lồ. Ngoài ra vẫn đảm bảo yếu tố bền vững thân thiện với môi trường từ hệ thống thu gom tái chế nước mưa, khu vườn trên mái để giảm hiệu ứng đảo nhiệt.

10. Trung tâm Thương mại Quốc tế, Hồng Kông

kienviet-top-10-toa-nha-choc-troi-mang-tinh-bieu-tuong-cua-chau-a-10.pngTrung tâm Thương Mại Quốc tế ICC được hoàn thành năm 2010 với tổng chiều cao 484 mét

Kiến trúc sư: Kohn Pedersen Fox Associates (thiết kế) và Belt Collins & Associates (cảnh quan)

Kỹ sư kết cấu: Arup

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ICC) có chiều cao 484 mét với 118 tầng ấn tượng bao gồm không gian thương mại và dân cư. Toà nhà được hoàn thành năm 2010. Cũng giống như các tòa nhà chọc trời khác, để đảm bảo tính an toàn, vững chãi, toà nhà được thiết kế gồm lõi bê tông cốt thép, bên ngoài là hệ khung thép hỗ trợ mặt tiền bằng kính. Những tấm kính tiết kiệm năng lượng này cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào và giảm thiểu mức nhiệt tăng. Hệ thống điều hòa không khí của tòa nhà sử dụng nước biển để làm mát, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng tới 30%.

Biên dịch: Vũ Hương | Nguồn: Parametric-architecture

XEM THÊM: 

  • Trụ sở bằng gỗ giải quyết vấn đề về xây dựng bền vững
  • Lớp học ngoài trời của Trường Tiểu học AB McDonald
  • Tokyo Torch: Tòa nhà cao nhất Nhật Bản được thiết kế bởi Mitsubishi Jisho Design
  • Tao Zhu Yin Yuan – Tòa nhà độc lạ chứa 23.000 cây xanh | Vincent Callebaut Architectures
  • KTS người Ý Peter Pichler thiết kế khu nghỉ dưỡng sinh thái trên dãy An-pơ (Alps)
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
12-head.jpg
Nara, Cố đô cổ kính và duyên dáng

Nara (奈良市, Nara-shi), là thủ phủ của tỉnh Nara, thuộc vùng Kansai, gần Kyoto. Theo thống kê năm 2003, thành Read more

36-head.jpg
Phỏng vấn Koen Olthius của WaterStudio.nl

Kiến trúc sư Koen Olthuis của Waterstudio.nl được Inhabitat đánh giá là kiến trúc sư ngoại lệ, người đi mở Read more

47-head.jpg
Để có dòng sông đẹp chảy qua thành phố

Mỗi đô thị lớn trên thế giới thường nổi tiếng với một dòng sông, và thước đo cho sự phát Read more

58-head.jpg
Vật liệu trồng cỏ sân để xe

Bạn đã bao giờ muốn trồng cỏ ở khu vực cua xe ô tô vào nhà, nhưng bạn lại không Read more

79-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 1)

Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Commune by the Great Wall) là một dự án khác thường: một Read more

83-head.jpg
Quần thể khu nghỉ Vạn Lý Trường Thành (Phần 2)

Trong lần đầu tiên đến thăm vị trí xây dựng công trình KTS. Shigeru Ban đã rất quan tâm đến Read more

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022