Các công trình văn hóa Chăm thuộc kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc Chăm được xây dựng tại các tỉnh Nam Trung Bộ của Việt Nam từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ XVII. Do thiên tai, chiến tranh và thời gian, rất nhiều công trình bị phá hủy hoặc không còn nguyên vẹn. Năm 1900, Louis Finot Giám đốc Trường Viễn Đông Pháp và Lunet de Lajoncquière, Đại úy hải quân đã khảo sát lập các bản vẽ và thống kê sơ lược các công trình Chăm ở miền Trung. Tập bản vẽ và thống kê các công trình này hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I – Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước, bao gồm: 09 bản bản đồ, khổ A4, vẽ trên chất liệu giấy chuyên dùng cho bản đồ, 01 bản báo cáo kèm theo 01 bản kê vị trí các công trình Chăm (bằng tiếng Pháp). Vị trí các điểm khảo cổ được đánh đấu và đánh số mực đỏ từ (1) đến (178), trong đó có một số cụm công trình như: quần thể các Di tích Đồng Dương (75-94), cụm Di tích Mỹ Sơn (98-140) được đánh số chi tiết ở bản đồ riêng. Một số nhóm di tích như nhóm các văn khắc (145-165) không được đánh số riêng cho từng chi tiết mà chỉ liệt kê các di tích lần lượt trong bảng thống kê (có thể đây là những di tích nhỏ nên các nhà khảo cổ đã không đánh số được cho từng di tích trên bản đồ). Dưới đây, Kiến Việt xin giới thiệu tới Quý đọc giả vị trí các công trình văn hóa Chăm năm 1900 qua bản vẽ và thống kê các công trình này.

50269955_2259992430712244_77267531101896704_n.jpg?resize=640%2C910&ssl=1

TỈNH BÌNH THUẬN Số 1-3: Tháp Phố Hai: Gồm 03 tháp bằng gạch ở làng Phố Hai cách Phan Thiết 04 km. Tháp phía Bắc Tháp phía Nam: Có 01 Linga (tượng dương vật) trên bàn lễ hình vuông. Tháp nhỏ phụ của tháp phía Nam. Số 4: Chùa Thuận Đông. Chùa xây dựng kiểu Annam gồm các bức tượng vua chăm Po-Klong-Ngai và vợ. Số 5: Chùa To-Ly: Xây dựng kiểu Annam, gồm các bức tượng vua chăm Po-Klong-Hul và 02 bà vợ. Số 6: Chùa Thanh Du: Chùa gồm bức tượng vua Po-Klong-Nak (theo huyện Hưu Hang). Số 7: Bàn thờ bằng đá: nằm trên vùng đất của làng Nham Hin, gần Lovang và để phục vụ cho các nghi lễ tôn giáo. Số 8: Chùa Hòn Bà Đá: Chùa xây dựng kiểu Annam, gồm 01 bức tượng Chàm, có thể đó là 01 nữ thần (theo Villaume, nhà truyền đạo ở Phan Rang).

49898640_2259992434045577_924527036570009600_n.jpg?resize=640%2C910&ssl=1

TỈNH KHÁNH HÒA Số 9-10: 02 cột trụ vuông có văn khắc, đặt ở Phan Rang. Cả hai đều bị hỏng (Bergagne, vương quốc Chăm Pa cổ). Số 11-13: 03 cột trụ vuông có văn khắc, ở gần hội truyền đạo thiên chúa ở Phan Rang, xuất xứ từ 01 tháp sập cách Hội truyền giáo khoảng 500m. Số 14: Hai tháp bằng gạch ở làng Chong My. Số 15-18: Khu đền Po-Klong- Ga Rai, cách Phan Rang 05km ở phía Bắc đường Lang Biang, là nhóm gồm 04 khu nhà: Số 15: Nhà trước Số 16: Nhà giữa phía trái Số 17: Nhà chính gồm: a) 01 Mukalinga bằng đá với đầu vua bằng đá nhọn; b) 01 Nandi bằng đá; c) 01 cột trụ bên trái cửa có văn khắc ở 03 mặt; d) 01 cột trụ bên phải cửa có văn khắc ở 03 mặt; e) 01 cột trụ ở bên trái lối vào thánh địa có văn khắc ở mặt bên phải; f) 01 cột trụ ở bên phải lối vào thánh địa có văn khắc ở mặt bên trái. Số 19: Văn khắc trên mỏm đá Đa Nê (hoặc Batou Tableh) ở làng Vang Lang cách trạm Hoa Trinh về phía Bắc 2km và cách đường về phía Đông 200m. Số 20: Bia Po- Nagar ở Nong Đúc ở cạnh chùa Po Nagar, ở làng Nong Đúc, nhưng khác với đền Po Nagar de Nha Trang. Số 21: Đền Po Romé. Là tháp bằng gạch nằm ở làng Au Xanh, gồm: 1. Tượng vua cùng với các Si-va; 2. 01 tượng phụ nữ; 3. 02 Nandi bằng đá trong tiền sảnh; 4. 01 tượng phụ nữ có văn khắc trên ngực; 5. 02 cột trụ có văn khắc ở 02 phía trái phải của cửa. Số 22: Bia Đa Trang ở làng Bình Chu. Số 23: Chùa Glai Lo mo, ở làng Vinh Thanh, được xây dựng bằng đất trộn rơm gồm: 1. Bia Glai Lo Mo; 2. 02 Linga bằng đá; 3. 01 Nandi bằng đá. Số 24: Đá khắc ở chân núi bên bờ phá nước mặn gần làng Thuy Tri đã bị mòn và vỡ làm 02. Nhân vật trung tâm có ít khác biệt, bên phải là Si- va, bên trái la Brahma. Số 25-27: Tháp Hoa Lai gồm 03 tháp bằng gạch: tháp phía Bắc, phía Nam và ở giữa. Số 28-33: Đền Po-Nagar ở Nha Trang. Số 28: Tháp lớn gồm: 1. Cột trụ ở cửa vào có văn khắc ở 02 mặt ; 2. Cột trụ được khắc dùng để làm ngưỡng cửa; 3. Văn khắc trên gạch ở thành của tiền sảnh xứ đạo; 4.Thanh đỡ của hành lang phía trong; 5. Cột trụ bên phải có văn khắc; 6. 01 tượng lớn U Ma; 7. 01 tượng phụ nữ nhỏ, mất đầu. Số 29: Tháp nhỏ gồm: 1. Thanh đỡ có văn khắc; 2. Cột trụ bên phải lối vào, có văn khắc trên mặt phải, trên mặt tiền (đã bị mòn không đọc được) và trên mặt tiền ở phía dưới; 3. Văn khắc trên thành của tiền sảnh – Bia dựng đối diện tháp nhỏ đã được mang về Hà Nội. Số 30: Quán phía Bắc gồm 1 Linga bằng đá và 1 tượng Visnu nhỏ bị hỏng. Số 31: Quán phía Nam có văn khắc trên gạch trên thành tiền sảnh. Số 32: Tượng đá trong chùa nhỏ. Số 33: Văn khắc ở Vo Can, hiện ở vườn Tòa sứ Nha Trang.

49343324_2259992444045576_2594700553669836800_n.jpg?resize=625%2C960&ssl=1

TỈNH BÌNH ĐỊNH Số 38-41: Bản khắc nổi trong vườn Tòa sứ ở Quy Nhơn. Số 38: Bờ rào đá (?) (Couronnement d’angl, figure en pierre – nguyên gốc ) ; Số 39: Bức tán tường người ngồi, chân vắt chéo, lá bài có / (?) , mắt xếch. Nhiều phấn bị gãy, vỡ ; Số 40: Bức tán tường: có người phụ nữ ngồi, chân vắt chéo, đeo khuyên tai tóc búi kiểu mũ ; Số 41: Mảnh của bức khắc nổi:có hình phụ nữ mạ bạc; Số 42-43: Tháp Hon Than: trên đường từ Quy Nhơn đến Bình Định; cách Quy Nhơn 06 km: Tháp phía Bắc& Nam. Số 44-47: Tháp Bạc: ở Bình Định, ở ngã tư đường Quy Nhơn và đường cái gồm: số 44, số 44, số 45. Tháp lớn và phần phụ, trên sườn đồi. Số 46, 47: Quán phía Bắc, Nam ở chân đồi. Số 48. Tháp Thu Thiêng, ở phía Tây thành Bình Định bị đổ nát. Số 49-51: Tháp Vang Thương, cách tháp Thu Thiêng 02 km về phía Bắc gồm Tháp trung tâm, Tháp Nam, Bắc. Số 52: Tháp Bằng Đồng hay còn gọi là Tháp Nam Hang cách Bình Bịnh 10 km về phía Tây. Số 53: Tháp Vàng còn gọi là Tháp Phu Thanh, cách tháp Đông 5km về phía Bắc. Số 54: Bia ở Kim Son, cách đường cái 35 km về phía Tây. TỈNH QUẢNG NGHĨA (QUẢNG NGÃI) Số 55: Tháp An Minh, được xây dựng cách đây khoảng 3 năm (1897). Số 56: Khối đá nguyên hình chữ nhật có văn khắc trên 3 mặt, được mang về từ làng Quang Nghia, trong vườn Tòa Sứ. Số 57: Thành Chăm cũ ở làng Chau Xa cách đường cái 3km về phía đông, bên bờ phải của sông Song ta Cuk. Chỉ còn vài vạt thành tường và 1 cột đá được trang trí bằng hình lá.

49812729_2259992530712234_5151750865677189120_n.jpg?resize=640%2C904&ssl=1

TỈNH QUẢNG NAM Số 58: Phần còn lại của Tháp Phu Hon, huyện Ha Dong và các mảnh khắc Số 59-66: Cụm Tháp Cương My và các nét điêu khắc xung quanh, gồm: Số 59: Tháp Trung tâm ; Số 60: Tháp Bắc ; Số 61: Tháp Nam ; Số 62: Nandi ; Số 63: Bản khắc nổi: hình đô vật ; Số 64. Bản khắc nổi: hình hoa sen và xe tăng ; Số 65. Bản khắc nổi: hình nữ thần dưới vòm của tượng nagar ; Số 66: Văn khắc nay ở Cầu Qua My; Số 67-71: Cụm Tháp Qua My: Số 67: Tháp Trung tâm; Số 68: Tháp Bắc; Số 69: Tháp Nam; Số 70: Văn khắc trên đỉnh thành 3 đoạn( đoạn thứ 3 ở Phong Le); Số 71: Bức tán tường bằng đá có Uma trên Nandi. Số 72: Voi đá bị chôn vùi đến tận cổ trong ruộng lúa cách khu tháp Qua My 800m, cách đường cái 50m về phía Tây Số 73: Phần còn lại của Tháp Thuang Dương, cách đường cái khoảng 2 km về phía Đông, nửa đường từ Cầu Qua My đến trạm Nam Ngọc. Số 75-94: Quần thể Đông Dương [có bản vẽ chi tiết cho cụm di tích này]: Số 75-82: Các công trình xây dựng. Số 83-92: Các bức tượng( 83-85: Tượng Kala, 86 tượng Phật, 87 đầu phật, 88 phụ nữ mạ bạc, 90-92 3 tượng phật không đầu, 93-94 văn khắc). Số 95: Tháp Tim Sơn cách Trakeu 02 km về phía Nam Số 96: Các di tích của thành Chăm, làng Trakeu gồm: + Phần còn lại của thành Chăm; +Tháp trên đồi Bưu Châu ở đây có nhà thờ Thiên chúa được xây dựng bằng gạch có tháp; + Công trình khác nằm cách đồi 200m về phía Đông và còn vài phiến đá có văn khắc, những thứ khác đã được mang đến Đà Nẵng. Số 97: Văn khắc trên đỉnh núi Hòn Cúc, bên bờ Sông Tu Bong, cách Trakeu khoảng 05km. Số 98-140: Quần thể Mỹ Sơn [có bản vẽ chi tiết cho cụm di tích này] Số 98-99: Khu nhà ở; Số 100-101: Quán; Số 102: Hành lang có 04 cửa giữa 02 nhà; Số 103: Bia; Số 104: Công trình nhỏ; Số 105: Nhà 02 phòng; Số 106: Nhà lớn; Số 107: Dãy hành lang; Số 108-114: Các công trình khác nhau; Số 115: Hành lang bị sập; Số 116-117: 03 bia trong đó có 02 bia được mang về Bảo tàng Đông Dương; Số 118: Tháp lớn; Số 119-124: Các công trình bao quanh các công trình kể trên; Số 125: Bia ; Số 126-128: Khu nhà nhỏ; Số 129: Tháp ổ; Số 130: Tháp; 131-133: Cột đá có văn khắc; 134: Đền nhỏ; 135-136: Tháp; 137-138: 02 bàn đá có nhiều Linga; 139: Bức tường tán có Uma; 140: Bản khắc nổi: vũ điệu trước mặt 01 vị vua; Số 141-143: Tháp bát giác Bang An, 01 làng nằm trên bờ phải sông Vinh Dieng cách thành Quảng Nam về phía Tây Nam 04km; 141:Tháp 142: Hành lang Tây Bắc; 143: Hành lang Đông Nam, đã bị sập; Số 144: Phần còn lại của Tháp Gạch ở Qua Giang; Số 145-165: Nhóm các văn khắc ở công viên Đà Nẵng: Số 145: Cột khắc; Số 146: Tượng Ganca đã mòn; Số 147: Bức khắc nổi người tung cát; Số 148: Bức tường tán có đầu Kâla; Số 149: 02 con voi khắc trên đá trước kia được lồng vào trong tường; Số 150: Tượng Nandi; Số 151: Tượng Lacksnu; Số 152: Bệ tượng lớn hình vuông dược chạm khắc trên 03 mặt. Mặt trước có các vũ nữ, bên trái có người phụ nữ giương cung, bên phải có hình 01 nhóm phụ nữ; Số 153: Bệ tượng cùng kích cỡ bệ trên có bức khắc nổi thể hiện cảnh sinh hoạt của 01 nữ thần hoặc 01 nữ hoàng; Số 154: Bức tán tường có hình nữ thần dưới đầu Nagâ; Số 155: Bức khắc nổi hình vuông có hình phụ nữ và con khỉ; Số 156: Bức tán tường có hình Siva trên nandi; Số 157: Bức tán tường có hình Siva trên nandi (cảnh mệt mỏi, phần trên bị mòn); Số 158: Bức tán tường có hình Lacksmi; Số 159: Bức tán tường có hình Siva nhảy; Số 160: Bức khắc nổi hình Brahmâ; Số 161: Bức khắc nổi hình Siva ngồi; Số 162: Hình Kâlas; Số 163: Hình Garudas; Số 164: Hình Gamda nhảy ra từ mõm con quỷ; Số 165: Hình con sư tử giống hình người ngồi xổm (tượng nhân sư); Số 166: Bia ở Bo mang, nay (1900) là Phong lé; có 01 tháp chàm ở đó người ta thấy nhiều dấu chạm khắc, tượng Nandi, khắc nổi hình Siva nhảy giữa các Nagis, hình con khỉ trên đôi ngựa, nhiều bức khắc nổi, 01 Linga TỈNH QUẢNG ĐỨC (TỈNH ĐẮC NÔNG) Số 167: Tháp Hàn rùa trên phá nước Cầu hai cách chùa Thuy Van về phía Đông Bắc khoảng 1.500m. Số 168: Bia ở Phu Lương. Số 169-170: Các bức chạm khắc ở làng Hữu điêm gần trạm Mỹ Xuyên. Số 169: Tượng phụ nữ bằng đá. Số 170: Bức tán tường có hình Siva, Brahmâ, Visnu, Umâ và Skanda. TỈNH QUẢNG TRỊ Số 171: Tượng người đàn ông cầm chùy ở làng Cu hon. Số 172: 09 phiến đá, 01 bàn lễ. Số 173: 02 tượng bán thân Siva. Số 174: Bức tán tường có hình Siva. Số 175-176: Khu đền thờ Chăm: gồm bệ tượng chạm khắc hình voi và sư tử có cánh và các văn khắc. TỈNH QUẢNG BÌNH Số 177: Động Phong Nha gồm nhiều văn khắc và bệ tượng chăm đã bị mất. Số 178: Động Lạc Sơn gồm các bức văn khắc.

50221155_2259992524045568_1929005555074990080_n.jpg?resize=640%2C855&ssl=1

Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I – Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước Đỗ Hoàng Anh – TTLTQGI dịch, chú giải.

Mời quý vị đọc giả xem thêm bài viết về văn hóa Chăm của Ths.KTS Nguyễn Bích Hoàn tại đây

Biên tập: TD |Kienviet.net

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022