Cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình trẻ lựa chọn làm việc và sinh hoạt tại các đô thị. Tuy nhiên, mỗi dịp cuối tuần hay khi gia đình có việc, họ lại trở về thăm nhà, thăm quê, thăm bố mẹ – như cách người khách hàng của LPHV gọi là “chốn đi về” khi đặt vấn đề với AHL cho việc thiết kế công trình. LPHV sẽ là một ngôi nhà tiện nghi trong sinh hoạt, gần gũi về cảm giác, quen thuộc về hình ảnh nhưng khơi gợi được những khám phá mới mẻ trong cấu trúc không gian sống truyền thống.
Thông tin công trình
- Dự án: LPHV | Nhà Lampi Vinh
- Địa điểm: TP Vinh, Nghệ An
- Thiết kế và QLDA: AHL architects
- Nhóm thực hiện: KTS Hà Đức, KTS Cao Nguyễn, KS Vũ Văn Cường, KS Hoàng Hải Quang
- Diện tích: 300m2
- Diện tích xây dựng: 160m2
- Tổng diện tích sàn: 200m2
- Chất liệu: Bê tông, gỗ tự nhiên
- Kết cấu: Bê tông và cấu trúc vì kèo gỗ
- Năm thiết kế: 2020
- Năm hoàn thành: 2021
Thuyết minh của KTS
Nhóm thiết kế đã gửi gắm trong công trình một thông điệp về sự tiếp biến của truyền thống thông qua ngôn ngữ đương đại, với những giá trị cũ cần được lưu giữ và những thử nghiệm mới phù hợp với hơi thở thời đại.
Công trình gửi gắm thông điệp về sự tiếp biến của truyền thống thông qua ngôn ngữ đương đạiCấu trúc mặt bằng LPHV mạch lạc, rõ ràng, được thiết lập bởi sự gắn kết của những vùng không gian chuyển tiếp và chức năng sử dụng:
+ Hàng hiên sâu, dài và khoảng sân trước – vùng chuyển tiếp 1
Hàng hiên và khoảng sân trước+ Gian nhà chính căng trọn mặt tiền với hệ mái dốc, diềm mái hạ thấp, chứa đựng bên trong không gian sinh hoạt chính: không gian thờ gia tiên, không gian tiếp khách, không gian ăn, sảnh phụ – chức năng chính 1
Gian chính với không gian thờ gia tiên, tiếp khách, phòng ăn được phân định ước lệ bằng tủ nội thấtBê tông toàn khối, gỗ tự nhiên là hai vật liệu chính của công trình+ Hàng hiên sau và khoảng sân giữa – vùng chuyển tiếp 2
Hàng hiên sau và khoảng sân giữa+ Khối chức năng riêng tư (phòng ngủ) lùi lại phía sau, yên tĩnh, hướng Đông, bám lấy và phát triển quanh sân giữa – chức năng chính 2
Khối chức năng riêng tư bám lấy và phát triển quanh sân giữa+ Sân vườn tầng 2 và tầng kỹ thuật – vùng chuyển tiếp 3
Sân vườn tầng 2Những không gian chuyển tiếp chính là giải pháp kiến trúc đương đại có kết nối với chiều sâu văn hóa, truyền thống. Như nhà văn, KTS Nguyễn Trương Quý viết: “…những khoảng không gian chuyển tiếp hàm chứa một quan niệm về riêng – chung, đóng – mở, hợp với vũ trụ quan của người Việt khi không gian sống thích ứng với các điều kiện tự nhiên. Điểm nổi bật của những không gian chuyển tiếp là giúp cho cân bằng vi khí hậu trong và ngoài nhà…”.
Những không gian chuyển tiếp là giúp cho cân bằng vi khí hậu trong và ngoài nhàTrong khi hai hệ mái dốc lớn, trường, diềm mái hạ thấp với hệ kết cấu vì kèo gỗ kết hợp với hệ thống cửa thượng song – hạ bản là yếu tố quen thuộc, lấy cảm hứng từ “xưa” thì các lỗ mở tự do trên lõi cứng bê tông với đường nét kỷ hà là một sự “nay” với sự chắc chắn để những yếu tố “xưa” bám vào và phát triển quanh nó. Tỷ lệ, cấu trúc và hướng của các lỗ mở được thiết lập dựa trên nghiên cứu về thông gió tự nhiên và công năng sử dụng bên trong. Các lỗ mở đôi khi là cửa sổ, đôi khi là một đường bao giới hạn, đóng khung những “cảnh”, view nhìn của người dùng.
Diềm mái hạ thấp với hệ kết cấu vì kèo gỗ kết hợp với hệ thống cửa thượng song – hạ bản lấy cảm hứng từ “xưa”Các lỗ mở tự do trên lõi cứng bê tông với đường nét kỷ hà thể hiện sự “nay”Hai yếu tố có phần tương phản nhưng nương dựa vào nhau, gắn kết lấy nhau trong một tổng thể hài hòa với cảnh quan chung cũng như chính bản chất không gian, chức năng của nó. Bê tông toàn khối, gỗ tự nhiên là hai vật liệu chính tạo nên cấu trúc cũng như bề mặt vật liệu hoàn thiện xuyên suốt trong và ngoài công trình của LPHV.
Mới mẻ nhưng gần gũi
Lạ mà quen thuộc
Thô ráp và tinh tế
…
Là những gì nhóm thiết kế và gia chủ mong muốn truyền đạt thông qua một ngôi nhà tại Vinh.
Xem thêm hình ảnh:
XEM THÊM:
“Cũ” và “mới” giao hòa trong không gian nhà ở nông thôn Bắc Bộ
Giải bài toán nhà ống diện tích nhỏ, hẹp bằng giải pháp liên thông không gian
Mái hiên nơi thánh đường chứa đựng lớp lang tín ngưỡng du nhập trong đời sống văn hóa người Việt