Nhà thờ Seliger Pater Rupert Mayer, nằm ở thị trấn Poing gần Munich, Đức, được phủ một lớp “áo” với 15000 viên gạch gốm ba chiều màu trắng.

Studio kiến trúc Meck Architekten ở Munich đã thiết kế một công trình tôn giáo có dạng mặt bằng hình chữ nhật, với sức chứa 220 người, trở thành điểm nhấn của một thị trấn đang phát triển.

image002-9.jpgNhà thờ Seliger Pater Rupert Mayer

Nhà thờ được thiết kế riêng cho linh mục người Đức tên là Rupert Mayer, một biểu tượng hàng đầu trong cuộc kháng chiến của Công giáo chống lại Đức quốc xã ở Munich. Do đó hình khối kiến trúc của nhà thờ được chia thành hai hình thức rõ ràng.

Ở tầng một của công trình là khối đá xám được xây dựng  từ vật liệu molasse – một loại sỏi được tìm thấy tại địa phương. Trong khi đó, khối mái với hình thái của một tác phẩm điêu khắc được ốp hoàn toàn bằng gạch gốm trắng.

Meck Architekten cho biết: “Phía trên khối đế, chúng tôi muốn tạo một điểm nhấn kiến trúc có thể gây ấn tượng thị giác. Từ đó có thể khắc vào trong tâm trí của những người đến thị trấn hình ảnh của nhà thờ giáo xứ với gạch men trắng nổi lên như đám mây giữa trời.”

Sự tương phản giữa vương miện màu trắng trang nhã và khối đế từ đá molasse đen còn thể hiện quan điểm về trời và đất, siêu diệt và bất diệt.”

image003.png

Mái nhà có hình dạng của một khối điêu khắc với tổ hợp của bốn yếu tố hình học.

Meck Architekten đã thiết kế nhà thờ không có không gian gác chuông nhằm tránh lặp lại thiết kế của nhà thờ Tin lành gần đó, tuy nhiên một góc của công trình cao vượt các góc còn lại với một cây thánh giá và đài phun nước trên cùng.

Dạng mái theo phong cách Baroque được đỡ trên cây thánh giá bằng thép bắc ngang qua nhà thờ tạo thành không gian ấn tượng ở chính giữa khu vực thờ phụng. Ba trong số các khối hình học của mái nhà được đục các ô thoáng lấy sáng vào công trình, và bàn thờ được chiếu sáng bởi ô cửa cao vút ấn tượng.

image006.gif

Studio thiết kế giải thích: “Bước vào không gian thờ phụng là đường dốc nhẹ về phía bàn thờ, sau khi đi qua không gian sảnh đón, một gian thờ tràn ngập ánh sáng với hệ trần cao theo phong cách Baroque mở ra, tạo ra sức hút thị giác lên phía trên, gợi người ta liên tưởng tới ánh sáng thiên đường”.

“ Về ý nghĩa biểu tượng, hình ảnh của cây thánh giá được tạo ra qua những nếp gấp mạnh mẽ của trần nhà”.

Các viên ngói ở mặt tiền của công trình có hình dạng tương tự với hình dạng của khối mái, mỗi viên ngói 3D đều được chia thành bốn phần hình học.

3-17.jpg5-13.jpg

Studio giải thích: “Gạch men là một ý tưởng được phát triển trong quá trình lên phương án thiết kế. Chúng tôi muốn tạo ra một bề mặt sáng bóng bên trong với mái nhà lát gạch men trắng, tỏa ra năng lượng của một tác phẩm điêu khắc”.

“Ý tưởng gạch men được kết hợp với việc nghiên cứu ánh sáng và không gian điển hình của nhà thờ để tạo nên được hiệu ứng khúc xạ ánh sáng đặc biệt qua bề mặt bốn chiều của vật liệu. Từ đó mái của công trình trở thành một “vương miện pha lê” trong thị trấn Poing”.

1-17.jpg

Ngày nay nhà thờ thường được thiết kế theo kiến trúc truyền thống. Blankpage architects gần đây đã thiết kế một nhà thờ ở Lebanon với một giảng đường trên mái, trong khi Inuce tạo nên một sảnh thờ với lát đá cuội màu hồng ở Phúc Châu.

00.jpg01-6.jpg02-6.jpguii.jpg

Ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Michael Heinrich và Florian Holzherr.

Biên dịch | Ngọc Ánh (Nguồn: Dezeen)

XEM THÊM:

  • Những nhà thờ được xây trong một ngày ở Nga
  • Våler Kirke – Nhà thờ có thiết kế “góc cạnh” độc đáo gợi nhớ về tiền thân lịch sử của nó
  • Kiến trúc Gothic và một số công trình nổi bật trên thế giới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022