Xương rồng

Xương rồng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Cây có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt. Lá cây tiêu biến thành gai để kiềm chế quá trình thoát hơi nước.

Xương rồng đa dạng giống loài. Các gia đình thường lựa chọn xương rồng cảnh để trang trí ban công, phòng làm việc. Xương rồng tai thỏ còn có thể sử dụng làm thực phẩm.

Xương rồng dễ chăm, chịu được nắng nóng nên bạn không cần tưới nước quá nhiều. Tránh để cây dưới trời mưa trong nhiều ngày sẽ gây úng rễ.

cay-luoi-ho-jpeg-2578-1656405535.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7vpSEwYWiBNHrfDqxUe1IQ

Lưỡi hổ là loại cây được ưa chuộng nhờ khả năng hấp thụ độc tố trong không khí và tỏa oxy vào ban đêm.

Lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ thuộc họ măng tây, mọc thẳng đứng thành bụi, có khả năng chịu nắng nóng tốt. Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, viền lá vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn.

Cây có thể hấp thụ độc tố trong không khí và tỏa oxy vào ban đêm. Trong phong thủy, cây lưỡi hổ mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cách chăm cây đơn giản, tưới nước khi thấy bề mặt đất đã khô, một tuần một đến hai lần. Bón phân mỗi tháng một lần bằng phân cân bằng dinh dưỡng. Tránh bón phân khi thời tiết quá nóng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

ca-y-hoa-gia-y-1656405242-9642-1656405535.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GkHN0P55EbqcCzkvMSWNDA

Hoa giấy được nhiều gia đình Việt Nam trồng ở ban công nhờ khả năng chịu nắng, nóng. Ảnh: Minh Đức

Hoa giấy

Hoa giấy là cây thân gỗ, cành có gai, mọc leo và chịu hạn tốt. Lá cây hình trái xoan, thuôn ở phần đỉnh lá, gốc lá tròn, mọc so le. Cây cho hoa quanh năm và liên tục. Hoa giấy có nhiều màu sắc: đỏ, hồng, trắng, vàng,....

Cây hoa giấy được nhiều hộ gia đình Việt Nam trồng ở ban công nhờ khả năng chịu nắng, nóng. Cây có tác dụng tạo bóng mát và điểm tô màu sắc cho không gian sống.

Cây hoa giấy ít sâu bệnh và không cần chăm sóc cầu kỳ như những loại cây khác. Cần cung cấp lượng nước vừa đủ để giữ ẩm đất và bón phân ít nhất mỗi tháng một lần giúp cây sinh trưởng tốt và ra hoa.

Nha đam (lô hội)

Nha đam là cây thân thảo, mọc thành bụi, thích hợp sinh sống trong điều kiện khô nóng. Lá cây có hình mũi mác dày, mọng nước, mép lá có gai nhọn.

Nha đam được nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng bởi khả năng lọc không khí. Nếu trong môi trường bạn sinh sống không khí ô nhiễm, trên cây sẽ xuất hiện những đốm nâu giúp nhận biết.

Nha đam có công dụng trong làm đẹp, chống lão hóa và chữa bệnh nếu biết khai thác, chế biến đúng cách.

Cây sợ úng rễ nên chỉ cần tưới lượng nước vừa đủ, ba đến năm ngày một lần.

Vạn tuế

Cây vạn tuế có nguồn gốc từ miền nam Nhật Bản. Thân cây hình trụ, ít phân nhánh. Lá màu xanh đậm, nhọn về phía đầu, mọc xung quanh đỉnh cây.

Vạn tuế là cây ưa sáng thích nghi tốt ở những nơi nhiệt độ cao, nắng nóng. Khi mới trồng vào đất, hai đến ba ngày tưới nước định kỳ một lần sẽ giúp cây nhanh bén rễ. Khi cây đã phát triển, tưới nước năm đến bảy ngày một lần.

Vạn tuế có nhiều kích cỡ phù hợp cho các hộ gia đình trồng quanh khuôn viên nhà, trang trí ban công, phòng khách, bàn làm việc,...

Dừa cạn

Dừa cạn là cây thân thảo, sống lâu năm, thường mọc thành bụi, chịu được nắng nóng. Lá cây mọc đối xứng, phẳng hoặc hơi cong, thuôn dài. Hoa dừa cạn có 5 cánh mỏng mịn với 4 màu phổ biến hồng, trắng, đỏ, tím

Cây có thời gian ra hoa dài, thích hợp để trang trí ban công, tạo cảm giác xanh tươi cho ngôi nhà. Ngoài tác dụng làm đẹp không gian sống, dừa cạn còn có giá trị y học như: hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư máu, tăng huyết áp, mất ngủ,...

Dừa cạn sợ ngập úng, cần tưới một lượng nước vừa đủ tránh làm chết cây. Bón phân dưỡng hoa sẽ làm cho hoa có màu sặc sỡ, lâu tàn.

Minh Đức

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022