Tâm điểm của sự kiện TOTO Architect Talk 2022 là buổi diễn thuyết của GS. KTS Akihisa Hirata đến từ Nhật Bản với chủ đề "Khơi nguồn chất mới" (Discovering New). Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề kiến trúc, ông Akihisa chia sẻ "chất mới" là việc nhận ra những điều vẫn đang tồn tại nhưng bị ẩn giấu. Nói cách khác, đó là việc tạo ra kiến trúc bằng cách khám phá cái mới từ những điều có sẵn.

Về việc tạo chất mới trong các công trình kiến trúc của mình, KTS Akihisa Hirata đã diễn giải về những sản phẩm đã thực hiện như công trình "Tree-ness House" (Ngôi nhà cây cối) lấy cảm hứng từ hình tượng cây xanh để xây dựng nên một công trình nhà với kiến trúc hữu cơ giống như một cái cây đang hít thở giữa môi trường xung quanh. Hay với công trình "Art Museum & Library: Ota" (Bảo tàng Nghệ Thuật & Thư viện Ota), ông Akihisa đã dùng kiến trúc đan quyện để biến một không gian vốn thưa thớt vắng lặng thành nơi tràn đầy sức sống, kết nối các hoạt động của dân cư và du khách.

Chủ đề và triết lý kiến trúc của KTS được đánh giá cao bởi cách tiếp cận mới mẻ, sâu sắc, với triết lý về mối liên kết giữa con người với tự nhiên, môi trường và sự sống xung quanh công trình kiến trúc. Buổi diễn thuyết nhận được sự quan tâm của những người đã có kinh nghiệm làm nghề và cả các sinh viên đang theo học, tìm hiểu ngành kiến trúc.

anh-1-1-1671677259-5502-1671677264.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=foeauXs6whz8cXkcmeXOwQ

KTS. Akihisa Hirata diễn giải về những công trình đã thực hiện. Ảnh: TOTO Việt Nam

Nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện TOTO Architect Talk 2022 là cuộc thi thiết kế Pavilion. Đêm trao giải ngày 17/12 đã vinh danh những tài năng kiến trúc triển vọng đồng thời đem đến những góc nhìn mới mẻ được truyền tải qua 10 tác phẩm xuất sắc nhất trong triển lãm. Trong đó giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt thuộc về tác phẩm "Tiềm vọng" của tác giả Nguyễn Phương Thảo, tác phẩm Nghe lá" của nhóm tác giả S&LN và tác phẩm "Bến" của đội WU Architects. Giải đặc biệt do KTS Akihisa Hirata lựa chọn thuộc về nhóm tác giả DAH với tác phẩm "Trạm ghé".

anh-2-7-1671677252-3822-1671677264.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jWLT869Wic-kEFSx_9buNw

Triển lãm 10 tác phẩm xuất sắc nhất cuộc thi thiết kế Pavilion nhận được sự quan tâm của cộng đồng sáng tạo kiến trúc. Ảnh: TOTO Việt Nam

KTS Hoàng Thúc Hào, Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, thành viên Ban giám khảo đánh giá chất lượng bài thi năm nay có nhiều thông điệp thú vị, bất ngờ được đưa ra. Cụ thể có những tác phẩm tương tác với bối cảnh lịch sử như trong không gian Hỏa Lò, tương tác với môi trường tự nhiên, sông nước, cùng với nhiều bài dự thi thể hiện trách nhiệm xã hội.

Nhận định về 10 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất của cuộc thi năm nay, ông Hào cũng đề cập đến tính chất đặc thù của loại hình Pavilion tại Việt Nam dù chỉ tồn tại trong không gian và thời gian hạn chế nhưng vẫn cần tác giả nêu bật được thông điệp muốn truyền tải đến công chúng.

"Tác phẩm đoạt giải không chỉ cần thể hiện thông điệp rõ ràng mà còn phải cho thấy tính khả thi của công trình kiến trúc khi xây dựng thực tế. Đây cũng chính là kết nối đặc biệt giữa kiến trúc và đời sống", đại diện Ban giám khảo cho biết.

Cuộc thi thiết kế Pavilion được khởi xướng từ ngày 21/10 đến 25/11, thu hút sự quan tâm của cộng đồng sáng tạo kiến trúc với hơn 150 sản phẩm được gửi về.

anh-4-4-1671677245-7486-1671677264.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_dG_2RDKSvqWqPuWMCZDtA

Những cá nhân, tập thể xuất sắc nhất cuộc thi thiết kế Pavilion cùng hội đồng Ban giám khảo. Ảnh: TOTO Việt Nam

Chia sẻ về những kỳ vọng sau sự kiện TOTO Architect Talk 2022, ông Asada Kyoji, Tổng giám đốc Công ty TNHH TOTO Việt Nam cho biết đơn vị sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động cộng đồng tại Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng kiến trúc với mong muốn đem lại nhiều giá trị thiết thực hơn nữa. Đây cũng là định hướng xuyên suốt của tập đoàn TOTO.

"TOTO Architect Talk 2022 mang đến làn gió mới giúp những người làm nghề có cơ hội chia sẻ, trao đổi và kết nối, từ đó không ngừng đổi mới sáng tạo và đào sâu để tạo ra những công trình đẹp", ông Asada chia sẻ.

Diệp Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022