Hãy cũng khám phá những cây cầu đi bộ có thiết kế đầy ấn tượng trên thế giới.

Cây cầu đi vào Viện công nghệ Israel / Schwartz Besnosoff Architects

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-1.jpg

Đây là cổng vào mới cho Technion (I.I.T – Viện công nghệ Israel). Một cánh cổng đại diện cho các giá trị đổi mới sáng tạo, đồng thời đảm bảo an toàn cho người đi bộ và xe đạp khi tránh việc phải băng qua đường lớn. Cây cầu liên kết giữa hai lối đi hiện có nhưng trước giờ bị ngắt kết nối với lối đi đầu tiên là từ đường lớn và lối đi thứ hai là gần cổng chính.

Khái niệm Cổng – được định nghĩa là một rào cản giữa hai khu vực, thường là những cánh cửa lớn hoặc dài, ngăn chia ranh giới. Nhưng dự án mang đến một ý nghĩa mới về khái niệm “cánh cổng”. Cánh cổng giờ đây như một nền tảng đô thị kết nối thành phố và công trình Kiến trúc. Thông qua kết nối này, một chuỗi trải nghiệm mới lạ được tạo ra, một lối đi dạo xanh mát đi từ thành phố và đi qua các công trình chính của Technion và kết thúc ở bãi cỏ trung tâm, cầu đi bộ chính là cánh cổng của Viện công nghệ.

Cầu đi bộ ở Thành phố Providence / INFORM Studio + Buro Happold

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-2.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-3.jpg

Trong quá khứ, do việc xây dựng đường cao tốc nên những người đi bộ và xe đạp bị mất kết nối với bên kia bờ sông hoặc phải di chuyển rất xa để đến nơi. Năm 1995, Quỹ Providence của thành phố đã yêu cầu di dời con đường cao tốc này để trả lại cho người dân địa phương một cây cầu có thể được sử dụng hàng ngày. Tháng 8/2019, cầu đi bộ được chính thức đưa vào sử dụng. Với vai trò là trung gian cân bằng đô thị, cây cầu không chỉ tạo ra kết nối trực tiếp giữa các công viên hai bên sông mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển và khuyến khích người dân tham gia các hoạt động ngoài trời.

Cầu đi bộ được tiếp cận theo hướng hiện đại về hình thức và có cả sự gìn giữ lịch sử truyền thống. Từ những con tàu ở thế kỷ XVII, XVIII cho đến các nhà máy trang sức cuối thế kỷ XIX  đầu thế kỷ XX, những nét đặc trưng của thành phố. Vật liệu gỗ mang lại cảm giác ấm cúng, thân mật cho cây cầu và nhắc nhở về những con tàu thời xưa. Dự án đã đặt lợi ích cộng đồng lên trên các giá trị kinh tế.

Cây cầu ở nhà ga Saint Laud / Dietmar Feichtinger Architectes

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-4.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-5.jpg

Thành phố Angers là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ, nằm cách Nantes khoảng 100 km về phía Đông Bắc và cách Paris 300 km. Ga xe lửa Angers Saint-Laud là một đầu mối giao thông chính đặt tại trung tâm thành phố. Mỗi ngày có 13 đoàn tàu đi và đến Paris. 

Sau khi thông qua các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, nhà ga, khách sạn, văn phòng và một bãi đậu xe nhiều tầng sẽ được xây dựng trên đường Rue Auguste Gaultier. Một lối đi dạo và công viên mới sẽ được xây dựng trên Phố Fulton. Cây cầu dành cho người đi bộ và đi xe đạp cũng nằm trong kế hoạch lần này. Thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế, tạo lối đi trực tiếp cho người dân, đặc biệt là người khuyết tật lên sân ga.

Các khung gỗ trở thành bản sắc của cây cầu, nhấn mạnh việc tham gia vào một cuộc đối thoại với thành phố và mang lại cảm giác gần gũi nhưng tràn đầy năng lượng. Chúng liên tục mở ra những góc nhìn mới về đường ray, các chuyến tàu đến và đi. Phần mái bên trong vừa để che mưa vừa tạo hiệu ứng thị giác. Khoảng cách lớn hơn ở đầu và cuối cây cầu giúp mở rộng tầm nhìn ra thành phố.

LightPathAKL – biến đường cao tốc trở thành đường đi bộ / Monk Mackenzie Architects + Landlab

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-7.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-6.jpg

LightPathAKL được bắt đầu khi một nghiên cứu đánh giá tiềm năng của một đoạn đường cao tốc nằm ở một ngã ba chưa được sử dụng. Kết quả là sẽ chuyển đổi thành tuyến đường dành cho người đi bộ và đạp xe nội đô ở Auckland. Về mặt Kiến ​​trúc, dự án phản ánh ảnh hưởng đồng thời ở hai quy mô: vĩ mô và vi mô – xã hội và cá nhân. Dự án cũng có chức năng như một tác phẩm nghệ thuật công cộng.

Các tấm nhôm, khắc các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản của nghệ sĩ đương đại Katz đã được tích hợp một cách tinh tế vào rìa phía tây của rào chắn đường dành cho xe đạp. Con đường nổi bật với sắc hồng, đặt giữa gam màu trung tính của đô thị. Dự án là một tuyên bố minh chứng cho sự chuyển động, tốc độ và khát vọng.

Cây cầu bắt qua bờ biển Bayraklı / Notarchitects + Notmimarlik

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-8.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-9.jpg

Một cây cầu nằm ở bờ biển Bayraklı được thiết kế với mục đích tạo lối đi xuyên suốt cho người đi bộ và đi xe đạp. Cây cầu phục vụ cho toàn bộ khu vực lân cận. Trong tương lai gần, Bãi biển Bayraklı dự kiến ​​sẽ phục vụ ngày càng đông du khách, và cây cầu sẽ tạo ra trải nghiệm xuyên suốt và tăng tính kết nối.

Khoảng cách giữa 2 trụ cầu là 33m, tổng chiều dài là 74m, mặt cầu rộng 10,9m. Trong đó 3,5m là đường dành cho xe đạp. Tất cả các vật liệu được sử dụng trong cây cầu đều có khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở biển, giúp giảm chi phí bảo dưỡng.

Cầu đi bộ Ruyi ở Thành Đô, Trung Quốc / ZZHK Architects

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-10.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-11.jpg

Cầu Ruyi nằm gần Khu công nghệ cao Thành Đô. Cây cầu bắc qua Phố Tianfu 2 và mặt chính quay ra Công viên Trung tâm Dayuan.

Ý tưởng thiết kế với tên gọi Sound of Panpipes được lấy cảm hứng từ “Panpipes”, một trong những nhạc cụ truyền thống Trung Quốc. Sự uốn lượn và bay bổng của công trình giống như dòng chảy nhịp điệu âm nhạc, tươi mát và tao nhã, như một tác phẩm nghệ thuật công cộng, vừa để ngắm vừa sử dụng.

Cây cầu đi bộ ở Thành phố Jonava / Architektüros linija

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-13.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-12.jpg

Ý tưởng về cây cầu được bắt đầu từ năm 2016. Sau khi lấy ý kiến của cộng đồng và đưa ra nhiều phương án khác nhau, cuối cùng phương án táo bạo nhất được lựa chọn.

Cây cầu giải quyết vấn đề kết nối, đi lại của người dân và trở thành điểm nhấn của thành phố Jonava, mang lại cảm giác tươi mới và như một dòng chảy luôn chuyển động không ngừng. Cây cầu dành cho người đi bộ và xe đạp được thiết kế phía trên đường cao tốc, giúp kết nối các khu dân cư với nhau và với Nhà thi đấu đa năng Jonava.

Hòn đảo nổi giữa thành phố ở Trung Quốc / FCHA

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-14.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-15.jpg

Cây cầu hiện lên như 1 quần đảo xanh mát giữa thành phố. Cây cầu nằm cạnh trụ sở công quyền của Quận Trung tâm Longgang, kết nối Khu phức hợp Thương mại Vanke Square với khu dân cư Tianyu và phố đi bộ. Nằm trên Đường Dezheng và qua Đại lộ Longxiang, cây cầu là hành lang cảnh quan hai tầng kết nối 1 khu vực đông dân cư. Do không gian cảnh quan xung quanh hoạt động tương đối đơn lẻ, cây cầu hiện lên vừa để giải quyết vấn đề đi lại an toàn vừa là nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho cả khu vực.

Ý tưởng thiết kế của cây cầu là “hòn đảo nổi”, biến thành những “hòn đảo riêng” trong tâm mỗi người. Người dân có thể tìm thấy không gian riêng của mình tại đây, hòa vào đám đông nhưng vẫn có những không gian riêng cho bản thân.

Chiến lược thiết kế bao gồm là điểm nghỉ ngơi, thư giãn giữa đô thị náo nhiệt với bản sắc riêng giữa một thành phố hội nhập và là một hòn đảo xanh giữa các tòa nhà nhân tạo.

Cây cầu tại Long Beach / SPF: architects

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-16.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-17.jpg

Cây cầu đi bộ kết nối trực tiếp giữa hai địa điểm chính: Trung tâm Hội nghị Long Beach và Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Long Beach. Trước khi có cây cầu, việc di chuyển giữa hai địa điểm đòi hỏi phải leo nhiều bậc thang và băng qua 1 bến tàu nơi đặt nhiều máy móc cũ hư hỏng.

Cây cầu có chiều dài 183m, với 76 khung sườn thép uốn cong và khoảng 1.200m3 bê tông đổ tại chỗ tạo hình phần đế. Thân cầu có 3.500 đèn LED với màu sắc thay đổi, 100 đèn chiếu sáng và 70 đèn pha, tất cả đều có thể được lập trình và đồng bộ với âm nhạc để tạo ra các hiệu ứng khác nhau.

Nguồn điện và hệ thống thoát nước cho các khu đất trồng cây trên đường đi bộ đã được giấu trong các cột bê tông. Thiết kế tạo cảm giác như một con tàu đang lướt trên những con sóng.

Khu đảo nổi tại Thâm Quyến / TJAD Original Design Studio

kienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-18.jpgkienviet-nhung-cay-cau-du-bo-voi-thiet-ke-sang-tao-doc-dao-tren-the-gioi-19.jpg

Nằm trên bờ sông Mao Châu ở quận Bảo An, thành phố Thâm Quyến. Khu đất ban đầu được chia cắt thành hai khu cảnh quan, là khu đầm lầy trũng thấp. Thiết kế lấy nơi đây làm điểm xuất phát để tạo nên một hệ thống cảnh quan tích hợp rộng lớn. Phía Bắc của con đường bờ kè trước đây vốn là khoảng trũng cây xanh. Giờ đây, nó sẽ tạo ra một vùng đất ngập nước sinh thái. Nước mưa được thu gom có ​​thể tự do thấm vào đất, bổ sung nước ngầm và tăng diện tích lưu vực. Ở vùng đất ngập nước được trồng các loại cây thủy sinh, cây chịu nước tạo thành môi trường cảnh quan đặc trưng.

Hệ thống giàn thép mới xây dựng lơ lửng trên vùng đất ngập nước, nối hai vùng đất ngập nước lại với nhau. Trên bề mặt của giàn cầu được lắp thêm một số lưới thép để cảm nhận được nước đầm lầy đang dưới chân.

Hệ vì kèo kết cấu thép chính của tòa nhà được cấu tạo chủ yếu bởi các cột vuông thép dày 150 mm, giằng chéo dày 125 mm và dầm ngang dày 200 mm x 150 mm. Cáp thép 6 mm được kết nối thông qua 6 điểm neo và được treo dưới giàn cẩu. Một bên của giàn thép chính nhô ra ngoài 1,5m tạo thành hành lang. Để chống lại mômen xoắn ngang, mặt kia được nối với nhau bằng các thanh giằng chéo. Để đảm bảo độ nhẹ, phần cuối được đỡ bằng ống thép tròn dày 100 mm. Tính thẩm mỹ được thể hiện qua kết cấu của cây cầu. 

Người dịch: Hoàng Anh | Nguồn: Archdaily

XEM THÊM:

  • Cầu Varvsbron Dockyard – Biểu tượng mới của thành phố Helsingborg
  • Ý tưởng truyền thông hình ảnh đô thị Thành Đô trong tuyến tàu điện ngầm số 18
  • Công viên in 3D đầu tiên trên thế giới
  • “Mái nhà xanh” của Viện Công nghệ Tokyo do Kengo Kuma thiết kế
  • “Dải ruy băng” mềm mại trên hồ Yuandang, Thượng Hải
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
kienviet-Duravit-to-chuc-Workshop-4.jpg
Duravit tổ chức Workshop về những xu hướng thiết kế phòng tắm ấn tượng dành cho các chuyên gia tại Việt Nam

Ngày 15/9/2022, thương hiệu sản xuất thiết bị vệ sinh và nội thất phòng tắm cao cấp toàn cầu, đã Read more

AVA-WEBSITE-BAI-DANG-CONG-TRINH-TOP-10-1200-x-600-px-1200-x-600-px-13.png
Ngôi nhà độc đáo với gạch thông gió và gạch kính

Nhà Thảo Tiên được đặt theo tên cô con gái nhỏ của một cặp vợ chồng trẻ. Nhóm thiết kế Read more

kienviet-TP.-Ho-Chi-Minh-diem-den-hua-hen-cho-hanh-trinh-uom-mam-tai-nang-LIXIL-Talent-Match-2022-5-scaled.jpg
TP. Hồ Chí Minh – điểm đến hứa hẹn cho hành trình “ươm mầm” tài năng LIXIL Talent Match 2022

Ngày 24/08/2022, Lễ khởi động LIXIL Talent Match 2022-2023 đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp nối hành Read more

AVA-WEBSITE-BAI-DANG-CONG-TRINH-TOP-10-1200-x-600-px-1200-x-600-px-8.png
Thiết kế trường học đậm tính bản địa ở Nà Khoang

Thông tin công trình:  Hạng mục: Trường Tiểu học và Mầm non Nà KhoangĐịa điểm: Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn Read more

kienviet-ky-niem-4-nam-thanh-lap-nordic4.jpg
Kỷ niệm 4 năm thành lập NORDIC – thương hiệu đồ nội thất mang tinh thần “Designed by Vietnam”

Vừa qua, thương hiệu đồ nội thất Bắc Âu NORDIC đã kỷ niệm 4 năm thành lập. Chính thức ra Read more

DUC5213-scaled.jpg
Nhìn lại hành trình LIXIL Talent Match 2021: thu hút hơn 100 sinh viên, hợp tác với 3 trường đại học và 35 văn phòng kiến trúc toàn miền Bắc

Bắt đầu từ tháng 10/2021 và kết thúc vào tháng 3/2022, LIXIL Talent Match đã trở thành một hoạt động Read more

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022