toan-khu-nhin-tu-tren-cao-1-1653365208.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=M4f_YQGG_XZ-JEMX01s8TQ

Ngôi nhà được xây trên mảnh đất của bố mẹ anh Lê Hồng Kiên, 47 tuổi, tại thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2020.

Khu vườn mang tên NaLa rộng 10.000 m2 bao gồm quần thể 10 khu nhà riêng biệt như khu nhà Phu thê được lấy cảm hứng từ người vợ, khu Ngọa Long Am dành cho cậu con trai, lầu Cô Tô dành cho cô con gái thứ hai, nhà sàn Phụ Mẫu dành cho bố mẹ, nhà cổ và khu Lương Sơn tụ nghĩa dành cho bạn bè anh em và họ hàng. Ngoài ra, còn có khu bungalow dành cho bạn bè của các con, khu nhà văn hoá, thư viện… Nếu lưu trú, có thể chứa được 40-60 người.

Ngôi nhà được xây trên mảnh đất của bố mẹ anh Lê Hồng Kiên, 47 tuổi, tại thôn Tân Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2020.

Khu vườn mang tên NaLa rộng 10.000 m2 bao gồm quần thể 10 khu nhà riêng biệt như khu nhà Phu thê được lấy cảm hứng từ người vợ, khu Ngọa Long Am dành cho cậu con trai, lầu Cô Tô dành cho cô con gái thứ hai, nhà sàn Phụ Mẫu dành cho bố mẹ, nhà cổ và khu Lương Sơn tụ nghĩa dành cho bạn bè anh em và họ hàng. Ngoài ra, còn có khu bungalow dành cho bạn bè của các con, khu nhà văn hoá, thư viện… Nếu lưu trú, có thể chứa được 40-60 người.

anh-2-2-1653365645.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iP-LtFPyvq2zL1XTmDgScQ

Dự định ban đầu của anh Kiên là thiết kế một nhà vườn để gia đình nghỉ dưỡng. Khi hoàn thành, thấy đẹp nên anh tự mày mò và thiết kế thi công thêm những khu còn lại.

Các công trình tại đây đều sử dụng vật liệu gỗ tái chế như gỗ của cây cọc hồ tiêu, gỗ thanh tà vẹt tàu hỏa hỏng, khung cột nhà cũ... cùng với gạch đất nung thủ công kèm thêm ngói, gạch, cửa... đều đã qua sử dụng.

"Gỗ cũ đã qua sử dụng có độ bền rất cao, hơn nữa vừa kinh tế, vừa tạo ra công trình nhuốm màu thời gian, mang hồn cốt truyền thống", anh Kiên lý giải.

Dự định ban đầu của anh Kiên là thiết kế một nhà vườn để gia đình nghỉ dưỡng. Khi hoàn thành, thấy đẹp nên anh tự mày mò và thiết kế thi công thêm những khu còn lại.

Các công trình tại đây đều sử dụng vật liệu gỗ tái chế như gỗ của cây cọc hồ tiêu, gỗ thanh tà vẹt tàu hỏa hỏng, khung cột nhà cũ... cùng với gạch đất nung thủ công kèm thêm ngói, gạch, cửa... đều đã qua sử dụng.

"Gỗ cũ đã qua sử dụng có độ bền rất cao, hơn nữa vừa kinh tế, vừa tạo ra công trình nhuốm màu thời gian, mang hồn cốt truyền thống", anh Kiên lý giải.

lau-phu-the-2-2.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0dvyF_2i7VyYS7hS_M3GuQ

Trong mười khu nhà, nhà Phu Thê được anh Kiên hoàn thành đầu tiên, sau gần nửa năm xây dựng. Đây là ngôi nhà tường gạch xây bao quanh nhưng cột, kèo, cửa đều làm bằng gỗ tái chế.

Phía trước nhà Phu Thê có khoảng sân rộng, ẩn mình dưới bóng cây. Khu nhà có năm gian, vừa có chỗ nằm hóng gió, có hồ bán nguyệt và cả bồn tắm đá tự nhiên lộ thiên giữa những tán cây.

Trong mười khu nhà, nhà Phu Thê được anh Kiên hoàn thành đầu tiên, sau gần nửa năm xây dựng. Đây là ngôi nhà tường gạch xây bao quanh nhưng cột, kèo, cửa đều làm bằng gỗ tái chế.

Phía trước nhà Phu Thê có khoảng sân rộng, ẩn mình dưới bóng cây. Khu nhà có năm gian, vừa có chỗ nằm hóng gió, có hồ bán nguyệt và cả bồn tắm đá tự nhiên lộ thiên giữa những tán cây.

gian-nha-phu-the-1-1-1653366439.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=g-J4IOj4YzgO7K6VT1OqcQ

Nhà Phu Thê được kết hợp giữa nét cổ kính nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi hiện đại cho sinh hoạt.

Trong nhà có nhiều đồ cổ trang trí, đậm nét văn hóa truyền thống. Toàn bộ đồ vật được gia chủ tự tay sưu tầm và bày biện.

Nhà Phu Thê được kết hợp giữa nét cổ kính nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi hiện đại cho sinh hoạt.

Trong nhà có nhiều đồ cổ trang trí, đậm nét văn hóa truyền thống. Toàn bộ đồ vật được gia chủ tự tay sưu tầm và bày biện.

khu-bep-1-1653369916.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DwgdoDfByFlouydUArmfkA

Trong nhà có một số chiếc ghế dài được anh Kiên tự đóng từ những thanh gỗ tà vẹt đường ray tàu hỏa bỏ đi.

Ở gian bếp, người đàn ông kinh doanh nghề xây dựng và gỗ mỹ nghệ khéo léo đặt vào một cột đá trăm năm tuổi sưu tầm được từ ngôi nhà cổ của vị Trấn tổng Trấn Quốc Oai xưa.

Trong nhà có một số chiếc ghế dài được anh Kiên tự đóng từ những thanh gỗ tà vẹt đường ray tàu hỏa bỏ đi.

Ở gian bếp, người đàn ông kinh doanh nghề xây dựng và gỗ mỹ nghệ khéo léo đặt vào một cột đá trăm năm tuổi sưu tầm được từ ngôi nhà cổ của vị Trấn tổng Trấn Quốc Oai xưa.

phong-ngu-2-2-1653370929.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AmAhDhdaqEc04B05b83r4w

Phòng ngủ tiện nghi được gia chủ bài trí cùng những tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, tranh gốm sứ và những món đồ gỗ tinh xảo.

Chiếc giường trong phòng ngủ được đóng từ phần gỗ của con tàu biển lâu năm. Xác tàu được anh Kiên mua từ Hội An mang ra Hà Nội để chế tác.

Phòng ngủ tiện nghi được gia chủ bài trí cùng những tác phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, tranh gốm sứ và những món đồ gỗ tinh xảo.

Chiếc giường trong phòng ngủ được đóng từ phần gỗ của con tàu biển lâu năm. Xác tàu được anh Kiên mua từ Hội An mang ra Hà Nội để chế tác.

ngoai-san-3-3-1653368608.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FrJ5ztAZrK9wG9CElF1IUw

Nhà phụ ba gian cho khách đến chơi ngủ lại. Kết nối giữa nhà Phu Thê năm gian và nhà phụ là vườn rau, hình ảnh quen thuộc với nhiều người sinh ra ở vùng quê Bắc Bộ.

Tại khu nhà Phu Thê, sân được lát từ loại gạch cổ nung trong lò thủ công. Đây là loại gạch thường dùng lát nền các sân đình ở miền Bắc trước kia. Anh Kiên đã mua lại những viên gạch này khi các công trình tháo dỡ để sửa sang, tu bổ.

Nhà phụ ba gian cho khách đến chơi ngủ lại. Kết nối giữa nhà Phu Thê năm gian và nhà phụ là vườn rau, hình ảnh quen thuộc với nhiều người sinh ra ở vùng quê Bắc Bộ.

Tại khu nhà Phu Thê, sân được lát từ loại gạch cổ nung trong lò thủ công. Đây là loại gạch thường dùng lát nền các sân đình ở miền Bắc trước kia. Anh Kiên đã mua lại những viên gạch này khi các công trình tháo dỡ để sửa sang, tu bổ.

tam-xong-hoi-1-1653370041.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cvexTWguEgxtaSJIwuWAKw

Mọi khu nhà anh Kiên đều thiết kế đầy đủ công năng, có nhiều chỗ ngủ, có bồn tắm đá nguyên khối được mài nhẵn, nhà vệ sinh rộng rãi, có góc thiền, góc uống trà, chỗ nằm hóng gió…

Tuy hiện đại nhưng không làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của nhà cổ.

Mọi khu nhà anh Kiên đều thiết kế đầy đủ công năng, có nhiều chỗ ngủ, có bồn tắm đá nguyên khối được mài nhẵn, nhà vệ sinh rộng rãi, có góc thiền, góc uống trà, chỗ nằm hóng gió…

Tuy hiện đại nhưng không làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của nhà cổ.

nha-uong-tra-1-1653370247.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NV68Rhd494fJ8WNdn0u3TA

Nhà có ba thế hệ cùng sinh sống, bởi vậy có riêng từng khu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho mỗi thành viên trong gia đình.

Như khu nhà của hai con có thêm chỗ vui chơi, bể bơi hay nhiều góc chụp ảnh đẹp. Khu nhà hai vợ chồng anh Kiên ở lại tiện nghi và thoáng mát. Còn khu cho bố mẹ anh yên tĩnh, có không gian mát mẻ để người cao tuổi được thư giãn nghỉ ngơi.

Nhà có ba thế hệ cùng sinh sống, bởi vậy có riêng từng khu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho mỗi thành viên trong gia đình.

Như khu nhà của hai con có thêm chỗ vui chơi, bể bơi hay nhiều góc chụp ảnh đẹp. Khu nhà hai vợ chồng anh Kiên ở lại tiện nghi và thoáng mát. Còn khu cho bố mẹ anh yên tĩnh, có không gian mát mẻ để người cao tuổi được thư giãn nghỉ ngơi.

Ngoa-long-am-1-1653370405.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vgJBpdb5w2IwnP5lNzKD1Q

Ngọa Long Am là không gian anh Kiên xây cho cậu con trai tuổi Thìn. Khu nhà được xây dựng bằng gỗ thông kết hợp hệ kính trải từ sàn lên trần giúp gia chủ tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh: hồ nước, vườn bưởi, rặng tre.

Trong nhà, ông bố còn sắp xếp những góc thư giãn hướng ra ao cá nhỏ để con có không gian đọc sách, câu cá...

Ngọa Long Am là không gian anh Kiên xây cho cậu con trai tuổi Thìn. Khu nhà được xây dựng bằng gỗ thông kết hợp hệ kính trải từ sàn lên trần giúp gia chủ tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên xung quanh: hồ nước, vườn bưởi, rặng tre.

Trong nhà, ông bố còn sắp xếp những góc thư giãn hướng ra ao cá nhỏ để con có không gian đọc sách, câu cá...

lau-co-co-1-1653370611.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DEDwpNBQtecOiCacs8HwAQ

Cách Ngọa Long Am một hồ bơi là khu Lầu Cô Cô dành tặng con gái út. Ngôi nhà này vốn là nhà sàn truyền thống của người Mường, được mua và vận chuyển về từ Đà Bắc, Hòa Bình.

Khi mang về phục dựng lại, anh Kiên đã biến tầng một vốn là chỗ người Mường nuôi trâu bò thành không gian nấu nướng, quầy bar, sân chơi. Tầng hai là chỗ ngủ cũng như không gian sinh hoạt chung. Điều đặc biệt nữa của Lầu Cô Cô là không sử dụng bê tông cốt thép mà vẫn kiên cố, chắc chắn.

Theo chủ nhân, kết cấu ngôi nhà được áp dụng theo các phương pháp truyền thống, giúp nhà đứng vững mà không cần đến móng. Theo đó, hệ khung cột gỗ được liên kết với nhau bằng các mộng 100% làm thủ công, chính bản thân trọng lượng của ngôi nhà đã giúp nó đứng vững.

Cách Ngọa Long Am một hồ bơi là khu Lầu Cô Cô dành tặng con gái út. Ngôi nhà này vốn là nhà sàn truyền thống của người Mường, được mua và vận chuyển về từ Đà Bắc, Hòa Bình.

Khi mang về phục dựng lại, anh Kiên đã biến tầng một vốn là chỗ người Mường nuôi trâu bò thành không gian nấu nướng, quầy bar, sân chơi. Tầng hai là chỗ ngủ cũng như không gian sinh hoạt chung. Điều đặc biệt nữa của Lầu Cô Cô là không sử dụng bê tông cốt thép mà vẫn kiên cố, chắc chắn.

Theo chủ nhân, kết cấu ngôi nhà được áp dụng theo các phương pháp truyền thống, giúp nhà đứng vững mà không cần đến móng. Theo đó, hệ khung cột gỗ được liên kết với nhau bằng các mộng 100% làm thủ công, chính bản thân trọng lượng của ngôi nhà đã giúp nó đứng vững.

be-boi-1-1653371068.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Qm55afmVSSPg78Yy8e4pEg

Bể bơi trong vườn sử dụng nguồn nước tự nhiên. Thành bể bơi được anh Kiên lát từ đá ong tái chế.

90% các chi tiết của công trình được làm thủ công. Từ khi bắt đầu làm cho đến khi hoàn thiện khu vườn NaLa, anh Kiên mất một năm rưỡi, chi phí chủ nhân không tiết lộ.

Bể bơi trong vườn sử dụng nguồn nước tự nhiên. Thành bể bơi được anh Kiên lát từ đá ong tái chế.

90% các chi tiết của công trình được làm thủ công. Từ khi bắt đầu làm cho đến khi hoàn thiện khu vườn NaLa, anh Kiên mất một năm rưỡi, chi phí chủ nhân không tiết lộ.

Trang VyẢnh: Nhân vật cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022