Junya Ishigami – Một trong những KTS hàng đầu Nhật Bản đã lên ý tưởng thiết kế cho Học viện Công nghệ Kanagawa một quảng trường bán ngoài trời, nơi các sinh viên có thể ngồi trò chuyện, ăn uống và nghỉ ngơi trực tiếp trên sàn, là không gian có thể tổ chức các sự kiện thể thao, triển lãm.. vào năm 2008. Cho đến năm 2020, dự án mới hoàn thiện việc xây dựng.

6-21.jpg

Thông tin công trình

  • Tên dự án : KAIT Plaza
  • Địa điểm : Nhật Bản
  • Diện tích : 4110m2
  • Đơn vị thiết kế : KTS Junya Ishigami và cộng sự
  • Năm hoàn thành : 2020
8-19.jpg1-27.jpgProcessed with VSCO with hb1 preset11-17.jpg

Thuyết minh của KTS

Là một công trình tuyệt vời về kỹ thuật của kết cấu, quảng trường KAIT plaza có một chiếc mái dốc khẩu độ lớn với 90m và dày 12mm. Độ cao từ sàn đến trần dao động từ 2,2 – 2,8m nhưng tại các mùa khác nhau trong năm, nhiệt độ sẽ khiến mái co lại hoặc phồng lên, độ chênh lệch lên tới 30cm – như thể một cấu trúc biết hô hấp.

9-14.jpg

Cấu trúc chính được hình thành bởi một mặt phẳng sắt nổi chỉ được hỗ trợ với bốn bức tường và uốn thành một bề mặt cong mà không có sự hỗ trợ bên trong. Mặt đất cũng được làm lõm xuống để tương thích với sự uốn cong của trần nhà. Cả hai mặt phẳng đều uốn cong và kéo dài, gặp nhau ở điểm cuối và tạo ra một đường chân trời bên trong công trình. 

Các lỗ rỗng hình vuông lớn sẽ thông gió và cho phép ánh sáng mặt trời lọt vào quảng trường, tạo điều kiện cho các hoạt động của sinh viên. Sàn nhà được làm từ tấm lát có độ thấm hút chất lỏng cao, giúp cho bề mặt luôn khô ráo.

GA_kk2_floor_plan_1_250.jpg7-18.jpg3-24.jpgProcessed with VSCO with hb1 preset

KAIT plaza là một dạng không gian mở đa năng với mục tiêu trở thành nơi truyền cảm hứng cho những người trải nghiệm về cách sử dụng không gian – không quan trọng việc chúng ta sử dụng không gian vào việc gì, mà là cách chúng ta dành thời gian trải nghiệm nó.

EDIT_IMG_8292.jpg4-21.jpg

Thiết kế của quảng trường khuyến khích sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, hình thức ngồi trên sàn được đề xuất cho người dùng. Mặt đất trở thành một dốc thoải, giống như một chiếc giường khổng lồ, khiến con người và khung cảnh có thể hòa nhập. Khi trải nghiệm tất cả cùng nhau: độ dốc, ánh sáng, tiếng mưa rơi và đường chân trời “nhân tạo” hình thành nên một địa điểm biểu tượng của khuôn viên trường. Một không gian mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên, thô sơ. 

Xem thêm ảnh về công trình:

7-19-2000x2000.jpg
2-27-1000x1000.jpg

DCIM100MEDIADJI_0074.JPG

6-22-2000x2000.jpg
4-22-1000x2000.jpg
5-18-1000x1000.jpg
3-25-1000x1000.jpg

Processed with VSCO with hb1 preset

1-28-1000x1000.jpg

Processed with VSCO with hb1 preset

8-20-1000x1000.jpg
10-17-2000x1000.jpg
9-15-1000x1000.jpg
11-18-1000x1000.jpg
GA_kk2_plan-1000x1000.jpg
GA_kk2_section_list_1_500-1000x1000.jpg
GA_kk2_site_plan_1%E3%83%BB2500-1000x1000.jpg
GA_kk2_floor_plan_1_250-1-1000x1000.jpg
GA_kk2_long_section_1_300-1000x1000.jpg

Biên dịch | Hà Linh (Nguồn: Spoon&tamago)

XEM THÊM:

  • Quảng trường trung tâm của Rahovec – Không gian kết nối cộng đồng | Mutual Atelier
  • Không gian công cộng trong đô thị: 12 quảng trường nhìn từ trên cao
  • Trường Quốc tế Pháp Henning Larsen: “Ốc đảo xanh sống động” giữa lòng Hồng Kông

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022