Chị Quách Mỹ Uyên Nhi (hiện đang là Tiến sĩ và kinh doanh tại Nhật Bản) có sở thích đặc biệt với vườn tược và cây cối. Khu vườn nhỏ xinh của chị Uyên Nhi cũng được hình thành từ việc xa xứ, bởi thèm đồ ăn mang hương vị quê hương. 

  • Khoảng sân vườn ngập tràn rau quả tốt tươi với chi phí chỉ vài trăm nghìn đồng của chàng trai đảm ở Sài GònĐọc ngay

"Mình thèm đồ ăn Việt Nam nhưng muốn mua các loại rau mùi, rau ăn kèm khá khó. Và nếu có thì giá thành cực đắt. Nên mình đã tự chủ động trồng các loại cây này để phục vụ nhu cầu của bản thân. Nếu mình nấu bát phở thì chỉ cần ra vườn hái hành lá, rau quế. Muốn kho cá cũng vặt vài trái ớt trong vườn nhà. Vừa nhanh tiện lại có cảm giác rất vui. 

Thời tiết Nhật Bản cũng có 4 mùa. Mùa nào thì hoa và cây đó. Cứ hết mỗi mùa hoa này thì mình sẽ tiếp nối bằng loại hoa khác. Vì diện tích ban công của nhà mình rất nhỏ nên mình chủ yếu trồng cây theo tầng. Nhiều loại cây được trồng trong cùng một chậu để tiết kiệm diện tích đất, đồng thời cây cối cũng dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Không những thế mình còn thử giâm hoa hồng và tỉ lệ thành công là rất cao", chị Uyên Nhi chia sẻ.

22-16006128552851316483113.jpg1-16006128540361821654726.jpg

Chị Uyên Nhi và ban công trồng rau cùng hoa của mình.

19-16006128551361440957609.jpg

Vì nhớ hương vị quê nhà mà chị Uyên Nhi tận dụng ban công nhỏ xinh của mình để trồng các loại rau gia vị.

20-16006128551571364140188.jpg21-16006128552652114084764.jpg16-16006128550911459944081.jpg

Một vài loại rau khác được chị Uyên Nhi trồng.

Vì khí hậu của Nhật Bản khác với Việt Nam nên mỗi năm cây hồng được chi Uyên Nhi trồng chỉ ra một hoặc hai đợt tùy từng loại. Trồng hồng tương đối công phu hơn các loại hoa khác vì nó "đỏng đảnh" hơn rất nhiều. 

May mắn bên Nhật Bản cũng có nhiều loại thuốc/vitamin chuyên dụng dành cho hoa hồng được mua dễ dàng ở những tiệm cây. Tuy nhiên giá thành của các loại thuốc này cũng khá đắt. Mỗi hộp khoảng 30ml mà xấp xỉ 500 - 700.000 đồng. Nên chị Uyên Nhi quyết định tự trồng hồng theo cách của "con nhà nghèo".

Cụ thể, chị bón phân NPK (loại túi 5kg mà rẻ), bón năm vài đợt đặc biệt là vào tháng 4 (trước mùa hoa nở). Tại Nhật Bản, hoa hồng thường nở vào tháng 5. Chị Uyên Nhi sẽ không để hoa tự tàn lụi mà khi hoa nở thì cắt hết để sấy làm trà. Sau đó tỉa cành và bón phân 1 đợt nữa. Với cách làm này, chị Nhi sẽ tránh được mùa sau cây bị kém phát triển. 

13-16006128544722047688032.jpg

Ngoài rau gia vị, chị Uyên Nhi còn trồng rất nhiều cây hồng.

12-16006128544132058373154.jpg4-1600612854105287432419.jpg8-1600612854252535911724.jpg
5-16006128541421204168585.jpg

Những bông hồng được chị Uyên Nhi hái xuống rửa sạch trước khi phơi khô.

Về việc bổ sung dinh dưỡng cho cây ngoài bón phân tổng hợp thì chị Uyên Nhi thỉnh thoảng sẽ làm dịch chuối. Khi chuối rẻ hoặc là mua về ăn không hết bị chín quá thì chị xay cả vỏ và vỏ của các loại rau khác như cà rốt, bắp cải… rồi ủ khoảng 1 tháng rồi bón cho cây. 

Lưu ý là bón sâu xuống đất hoặc là lấp đất lên trên để tránh các loại như côn trùng, ốc sên, sên trần… sẽ tấn công. Mùa đông thì chỉ cần tránh tuyết rơi trực tiếp là được. 

"Nói chung cách chơi cây của mình rất tiết kiệm vì mình ở trọ nên cũng không muốn đầu tư nhiều. Mình nghĩ với cách này thì các bạn ở Việt Nam dù ở chung cư hay nhà nhỏ đều có thể có khu vườn nhỏ của riêng mình nếu muốn".

3-1600612854089399359496.jpg

Chị Uyên Nhi sẽ không để hoa tự tàn lụi mà khi hoa nở thì cắt hết để phơi khô rồi sấy làm trà.

Ngoài ra, việc giâm cành chị Uyên Nhi cũng thực hiện thành công dù kỹ năng này khá khó, thường chỉ có nhà nghề mới làm được. Nhưng cũng may, "trộm vía" là lần giâm đầu tiên chị làm đã thành công với tỷ lệ 80%. Theo chị Uyên Nhi, khi giâm cành chị em chỉ cần lưu ý 1 số điểm sau: 

- Chọn giống cây khoẻ không sâu bệnh.

- Cắt cành giâm khi cây đang khỏe, thời điểm tốt nhất là trước hoặc đang ra hoa.

- Không chọn thời điểm hoa đang tàn lụi. 

- Không dùng kéo vì thân dễ bị dập, chọn dao sắt cắt dứt khoát 1 lát thật ngọt xéo thân để tăng diện thích tiếp xúc. 

- Cắt cành xong thì tiến hành giâm càng sớm càng tốt, như chị Uyên Nhi là giâm cành ngay lập tức.

- Nên chọn thời điểm mát trời khoảng 5-6h tối. 

10-16006128543351006538413.jpg14-16006128546531702199113.jpg17-16006128550991978787413.jpg

Cách trồng: Đào 1 lỗ nhỏ sâu khoảng 5 cm, cho vào đất 1 ít bột kích rễ, quét 1 ít bột lên phần thân dự định giâm xuống (đặc biệt là mặt cắt). Tưới nưới ngày 2-3 lần chỉ tưới đủ ẩm không nên tưới nhiều, không để nơi nắng gắt. 

Sau khoảng 10-15 ngày sẽ thấy cây đâm chồi mới, và sau 1 tháng ra lá và khoảng 3 tháng là cho hoa "Mình không phải là người chuyên làm vườn, chỉ là mình thích cây cối và thử trồng cho vui, đọc 1 số tài liệu nữa. Nhưng may mắn là các cây mình trồng đều phát triển khá tốt, tốt hơn mình mong đợi. Nên hi vọng với chia sẻ của mình những ai đang muốn tự trồng cây hay giâm cành tại nhà có thể thêm động lực để thực hiện thành công".

Cùng ngắm thêm một vài hình ảnh cây cối và hoa tươi trong khu vườn của chị Uyên Nhi:

16-16006128550911459944081.jpg15-1600612854939778302693.jpg18-1600612855131925050850.jpg
8-1600612854252535911724.jpg6-1600612854212170925566.jpg7-16006128542381840290569.jpg
11-1600612854371282042186.jpg9-16006128543071509157129.jpg

Ảnh: NVCC

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022