Ý nghĩa lễ cúng hóa vàng ngày Tết

photo-1-1578380326700811838161.jpg

Tiền vàng mã chỉ nên được đốt với một lượng vừa phải để mang tính biểu trưng. Ảnh minh họa

Tại nước ta, phong tục tập quán mỗi vùng lại khác nhau trong những ngày Tết. Ngày lễ cúng hóa vàng hết Tết có nơi được thực hiện vào ngày mùng 2 Tết nhưng cũng có nơi thực hiện vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 hoặc ngày mùng 7 – ngày hạ bàn thờ. 

Hầu hết mọi người đều cho rằng lễ Tết là ngày vui của con cháu thì ông bà dưới âm cũng phải được hưởng. Hoá vàng chính là việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng đã chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết.

Có những gia đình chỉ làm hết Tết gói gọn trong gia đình. Nhưng cũng có những người còn mời thông gia, hàng xóm thân thiết tới dùng cơm lễ hoá vàng, coi như là dịp gặp mặt nhau ngày đầu xuân. 

Hóa vàng tiễn các cụ xong ai cũng có cảm giác Tết đã hết. Người kinh doanh lại bắt đầu mở hàng kinh doanh như mọi ngày. Người làm công việc khác cũng vậy. Nhưng dù làm bất cứ nghề gì đi chăng nữa, ai ai cũng hy vọng lòng thành của mình được các cụ chứng giám và phù hộ cho làm ăn suôn sẻ cả năm.

Năm Canh Tý 2020 nên hóa vàng vào ngày nào?

Thông thường, ngày tổ chức lễ hóa vàng không cố định mà tùy thuộc vào mỗi gia đình. Thường người ta thực hiện vào ngày mùng 3 Tết, tuy nhiên, lễ hóa vàng còn được tiến hành đến ngày mùng 10 Tết.

Nhiều gia đình cẩn trọng trong việc thờ cúng thì còn chọn ngày tốt để hóa vàng với mong muốn mang lại sự hanh thông, may mắn nhất cho gia đình mình trong năm mới.

Trong Tết năm Canh Tý 2020, có ngày tốt đầu năm như mùng 3, mùng 5, mùng 10 các gia đình có thể lựa chọn hóa vàng vào những ngày đó. Lễ cúng thần linh gia tiên cầu nguyện cho các vị thần gia tiên mình được siêu thoát, đem lại may mắn cho gia đình mình.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng chỉ đốt lượng vàng mã vừa phải để tránh lãng phí, ô nhiễm môi trường. Chứ không phải đốt nhiều là tỏ lòng thành kính, rước tổ tiên về chứng giám lòng thành.

K.N (th)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022