a23-1650163138.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yzjkfnnY4l4yhaRjn1GrKg

Hoàng Anh Tài, 32 tuổi, vốn thích trồng cây. Hai năm trước anh biết đến sung Mỹ và nhanh chóng mê mẩn loại cây này. "Lúc đầu tôi chỉ mua cây hơn trăm nghìn đồng nhưng lại thấy nhiều người đăng bán giá rất cao nên tìm hiểu và biết sung Mỹ có nhiều giống khác nhau", chàng kỹ sư xây dựng ở quận Gò Vấp nói.

Chính sự đa dạng của các giống và chất lượng quả khiến sung Mỹ đang là một thú chơi mới của những "nông dân sân thượng". Trên mạng xã hội có cả chục hội nhóm là nơi người chơi trao đổi kinh nghiệm trồng trọt và giống cây.

Hoàng Anh Tài, 32 tuổi, vốn thích trồng cây. Hai năm trước anh biết đến sung Mỹ và nhanh chóng mê mẩn loại cây này. "Lúc đầu tôi chỉ mua cây hơn trăm nghìn đồng nhưng lại thấy nhiều người đăng bán giá rất cao nên tìm hiểu và biết sung Mỹ có nhiều giống khác nhau", chàng kỹ sư xây dựng ở quận Gò Vấp nói.

Chính sự đa dạng của các giống và chất lượng quả khiến sung Mỹ đang là một thú chơi mới của những "nông dân sân thượng". Trên mạng xã hội có cả chục hội nhóm là nơi người chơi trao đổi kinh nghiệm trồng trọt và giống cây.

a18.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=e_D0Cp9hDi_a9Ntj22v7-Q

Ban đầu, Tài trồng ở ban công tầng một với số lượng khoảng 20 cây, dần sau đó mọi ngóc ngách trong nhà kín chỗ. Một năm trước, dịch bùng mạnh không thể đi làm được, anh nảy ra ý định sẽ đưa cây lên nóc sân thượng.

Quá trình tập kết vật tư cho đến chậu trồng từ tầng một lên tầng ba hoàn toàn bằng tay. Nhưng cái khó nhất là đưa chúng lên được nóc, bởi lối đi duy nhất là một thang thẳng đứng dẫn qua một lỗ nhỏ - vốn trước đây dành để lên kiểm tra nước.

Lúc đó vợ con anh về quê tránh dịch nên không có ai phụ. Một mình Tài đặt tải đất lên vai, từng bước leo lên 12 bậc thang. Hai tay anh phải bám thang để an toàn, trong khi vẫn cố gắng giữ thăng bằng bao tải đất trên vai. "Nhiều lúc lên đến gần nóc thì tải đất rơi xuống. Có những khi bị phản ứng bất ngờ suýt ngã", anh kể.

Ban đầu, Tài trồng ở ban công tầng một với số lượng khoảng 20 cây, dần sau đó mọi ngóc ngách trong nhà kín chỗ. Một năm trước, dịch bùng mạnh không thể đi làm được, anh nảy ra ý định sẽ đưa cây lên nóc sân thượng.

Quá trình tập kết vật tư cho đến chậu trồng từ tầng một lên tầng ba hoàn toàn bằng tay. Nhưng cái khó nhất là đưa chúng lên được nóc, bởi lối đi duy nhất là một thang thẳng đứng dẫn qua một lỗ nhỏ - vốn trước đây dành để lên kiểm tra nước.

Lúc đó vợ con anh về quê tránh dịch nên không có ai phụ. Một mình Tài đặt tải đất lên vai, từng bước leo lên 12 bậc thang. Hai tay anh phải bám thang để an toàn, trong khi vẫn cố gắng giữ thăng bằng bao tải đất trên vai. "Nhiều lúc lên đến gần nóc thì tải đất rơi xuống. Có những khi bị phản ứng bất ngờ suýt ngã", anh kể.

uu.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nQZ33w0xz00Ie4oO-YniVw

Tài trồng gần 100 thùng xốp và hơn 100 chậu. Tổng số lượng đất phải vận chuyển hơn 100 bao, cùng với lượng tương đương đó là vật tư trộn như trấu, xơ dừa, phân bón và gạch để kê. Thời gian vận chuyển mất nguyên nửa tháng.

Tài trồng gần 100 thùng xốp và hơn 100 chậu. Tổng số lượng đất phải vận chuyển hơn 100 bao, cùng với lượng tương đương đó là vật tư trộn như trấu, xơ dừa, phân bón và gạch để kê. Thời gian vận chuyển mất nguyên nửa tháng.

a19.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KJDO2flQP0nMUT-2ADSGKw

Không lâu sau, khu vườn 72 m2 thành hình, với những chậu sung gọn gàng, lá xanh mơn mởn. Nhiều bạn bè đến thăm vườn cũng phải leo qua chiếc thang hiểm trở để lên, đều trầm trồ trước đam mê của Tài. "Đến giờ nhìn lại tôi cũng không thể nghĩ sao mình có thể làm được như thế", anh chia sẻ.

Không lâu sau, khu vườn 72 m2 thành hình, với những chậu sung gọn gàng, lá xanh mơn mởn. Nhiều bạn bè đến thăm vườn cũng phải leo qua chiếc thang hiểm trở để lên, đều trầm trồ trước đam mê của Tài. "Đến giờ nhìn lại tôi cũng không thể nghĩ sao mình có thể làm được như thế", anh chia sẻ.

a16.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2bWQx2wGx-RhQOPHFqY_tw

Quá trình sưu tầm cây cũng gian nan không kém. Tài thường thích các giống sung của Thái, Mỹ, Trung Quốc... Có lần anh đặt 80 gốc của Thái với tổng chi phí vài chục triệu đồng, nhưng bị tắc biên nên cây không về được. "Lúc nhận cây là sau 18 ngày đặt đã mốc meo, thối hết cả. Chỉ biết tiếc", anh nói.

Quá trình sưu tầm cây cũng gian nan không kém. Tài thường thích các giống sung của Thái, Mỹ, Trung Quốc... Có lần anh đặt 80 gốc của Thái với tổng chi phí vài chục triệu đồng, nhưng bị tắc biên nên cây không về được. "Lúc nhận cây là sau 18 ngày đặt đã mốc meo, thối hết cả. Chỉ biết tiếc", anh nói.

a11-1650161571.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hI9QeU52175ZHV7zpiCH-A

Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, tên khoa học là Ficus carica. Trồng sung Mỹ không quá phức tạp, cho quả chín chỉ sau 2-3 tháng. Quả ra liên tục hết lứa này đến lứa khác ở các nách lá.

Đặc biệt, giống sung này trồng ở các nước châu Âu cho thu hoạch một vụ/năm, còn tại Việt Nam nếu trồng trong nhà màng và thời tiết thuận lợi sẽ cho trái quanh năm. Giá bán trên thị trường hiện tại khoảng nửa triệu đồng mỗi kg. Không chỉ có giá trị kinh tế cao, cây còn có thể làm cảnh.

Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, tên khoa học là Ficus carica. Trồng sung Mỹ không quá phức tạp, cho quả chín chỉ sau 2-3 tháng. Quả ra liên tục hết lứa này đến lứa khác ở các nách lá.

Đặc biệt, giống sung này trồng ở các nước châu Âu cho thu hoạch một vụ/năm, còn tại Việt Nam nếu trồng trong nhà màng và thời tiết thuận lợi sẽ cho trái quanh năm. Giá bán trên thị trường hiện tại khoảng nửa triệu đồng mỗi kg. Không chỉ có giá trị kinh tế cao, cây còn có thể làm cảnh.

a9.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=P1PyHMM5xetU_P1fmM5HPw

Trên thế giới có hàng trăm giống sung Mỹ khác nhau. Bản thân Tài đã sưu tầm được hơn 100 gốc, thuộc các giống từ 500.000 đến một triệu đồng mỗi gốc. Hiện anh đã được thử quả của 50 loài trong tổng số hơn 100 loài đang sưu tầm.

Trong đó Tài thích nhất của dòng Bordissot Negra Rimada - BNR Fig, dáng quả sọc vàng, nên còn có tên là dòng sung Mỹ cẩm thạch. Trái khi chín vẫn giữ được nét sọc đặc trưng, màu đỏ nâu, ruột đỏ, lượng mật cao, ngọt thơm, được xếp vào dòng cao cấp.

Trên thế giới có hàng trăm giống sung Mỹ khác nhau. Bản thân Tài đã sưu tầm được hơn 100 gốc, thuộc các giống từ 500.000 đến một triệu đồng mỗi gốc. Hiện anh đã được thử quả của 50 loài trong tổng số hơn 100 loài đang sưu tầm.

Trong đó Tài thích nhất của dòng Bordissot Negra Rimada - BNR Fig, dáng quả sọc vàng, nên còn có tên là dòng sung Mỹ cẩm thạch. Trái khi chín vẫn giữ được nét sọc đặc trưng, màu đỏ nâu, ruột đỏ, lượng mật cao, ngọt thơm, được xếp vào dòng cao cấp.

tr-1650171469.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_pGTzW-XKAKO4wvBFBq4Sg

Vào đợt cao điểm, anh có thể thu hoạch tới một kg mỗi ngày, ngoài ăn tươi còn có thể làm mứt. "Mỗi loại có mỗi mùi vị, nhưng tựu chung rất mát lành, ngọt ngào nên có bao nhiêu vợ con mình cũng ăn không đủ", Tài nói.

Vào đợt cao điểm, anh có thể thu hoạch tới một kg mỗi ngày, ngoài ăn tươi còn có thể làm mứt. "Mỗi loại có mỗi mùi vị, nhưng tựu chung rất mát lành, ngọt ngào nên có bao nhiêu vợ con mình cũng ăn không đủ", Tài nói.

a13-1650161572.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=3zyc5L1RaiL3rAqURV9Lxg

Đây là quả của giống Victoria fig. Vì mong đợi để thử nên anh đã hái sớm, dù vậy quả vẫn ngọt gắt, mùi thơm. Nếu để chín héo thêm sẽ còn ngon hơn nữa.

Đây là quả của giống Victoria fig. Vì mong đợi để thử nên anh đã hái sớm, dù vậy quả vẫn ngọt gắt, mùi thơm. Nếu để chín héo thêm sẽ còn ngon hơn nữa.

a22-1650163137.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MpFhi3HQ0RcQbzJ7F3P9zA

Chàng kỹ sư xây dựng này thích nhất là lên sáng sáng leo lên ngắm cây, nhâm nhi tách cà phê, hít khí trời. Tối đến bật điện ngồi ngắm sung, ngửi mùi lá thơm thoang thoảng. Đặc biệt những lúc chứng kiến sự hào hứng của vợ con khi thưởng thức một giống mới lại cho anh thêm động lực để trồng. Nhiều khi sung chín đồng loạt, anh còn chia cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức. Anh cũng cho tặng hàng xóm một số dòng phổ thông để trồng thử.

"Khi tìm hiểu về sung Mỹ, mỗi loại với mỗi đặc tính, kiểu lá, sắc quả và vị hương khác nhau, vị đọng lại sẽ khiến bạn càng lúc càng mê mẩn", anh chia sẻ.

Chàng kỹ sư xây dựng này thích nhất là lên sáng sáng leo lên ngắm cây, nhâm nhi tách cà phê, hít khí trời. Tối đến bật điện ngồi ngắm sung, ngửi mùi lá thơm thoang thoảng. Đặc biệt những lúc chứng kiến sự hào hứng của vợ con khi thưởng thức một giống mới lại cho anh thêm động lực để trồng. Nhiều khi sung chín đồng loạt, anh còn chia cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức. Anh cũng cho tặng hàng xóm một số dòng phổ thông để trồng thử.

"Khi tìm hiểu về sung Mỹ, mỗi loại với mỗi đặc tính, kiểu lá, sắc quả và vị hương khác nhau, vị đọng lại sẽ khiến bạn càng lúc càng mê mẩn", anh chia sẻ.

Phan Dương Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022