Stephanie Rojas, một nhà trị liệu nổi tiếng có trụ sở tại NYC, thuộc nhóm cố vấn truyền thông cho một tổ chức nghiên cứu về trầm cảm đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng, sống trong một không gian nhỏ là yếu tố gây căng thẳng phổ biến nhất.

Trong một không gian rộng khoảng 20 – 30m2, bạn có nhiều khả năng nhìn thấy cùng một sự ngổn ngang đồ đạc khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.

photo-1-1623636150745474353626.jpeg

Stephanie Rojas chia sẻ: "Theo thời gian, bạn có thể cảm thấy mình bị "khuấy động", đó là khi bạn cảm thấy bị mắc kẹt, bồn chồn và kích động. Điều này có thể cản trở khả năng bạn tận hưởng vẻ đẹp của ngôi nhà và cảm thấy ít có động lực hơn để dành thời gian ở nhà".

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần sắp xếp lại nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc thường xuyên và đặc biệt là cần phân chia các khu vực chức năng hợp lý.

1. Không tận dụng ánh sáng tự nhiên

Sai lầm đầu tiên khi sống trong căn hộ nhỏ chính là lạm dụng ánh sáng nhân tạo. Nhà trị liệu Cecille Ahrens cho biết: "Không gian mở có thể hấp dẫn hơn và có thể đưa chúng ta vào trạng thái mở rộng. Không gian chật hẹp và thiếu cửa sổ có thể tạo ra sự lo lắng và kích hoạt cơn hoảng loạn".

Ahrens nói thêm rằng, trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, những người ở trong không gian hạn chế có thể gặp phải các tác động sinh lý nhẹ như căng thẳng, cảm thấy quá tải và khó tập trung.

Nếu sống trong không gian nhỏ và thiếu sáng, bạn nên dành thời gian mỗi ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cách này có thể giảm căng thẳng hiệu quả.

2. Chia nhiều vách ngăn

Một ngôi nhà nhỏ lại bị chia nhiều vách ngăn, nhiều bức tường sẽ càng khiến không gian trở nên chật chội.

Cần tạo sự kết nối giữa các khu vực chức năng để không gian trở nên thông thoáng và bạn cũng không bị cảm giác cô đơn.

3. Tránh sự lộn xộn

Cần duy trì trật tự trong một không gian nhỏ và tìm cách cất giữ các món đồ gọn gàng để giảm bớt sự căng thẳng, cần đầu tư vào nội thất nhiều chức năng.

4. Không gian làm việc và thư giãn trong cùng một phòng

Bạn vẫn muốn sự tiện lợi khi thiết kế khu vực làm việc chung với phòng ngủ. Những điều này cần sự khéo léo trong sắp xếp, nếu không sẽ khiến người sống trong không gian hẹp cảm thấy tù túng, bức bối vì thiếu sự tách biệt và riêng tư.

Theo Nhịp Sống Việt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022