Hướng nội

Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với mọi người thậm chí cả qua điện thoại. Theo Jami Dumler, một chuyên gia tâm lý về các căn bệnh trầm cảm, căng thẳng tại Thriveworks, Pennsylvania (Mỹ), giải thích nguyên nhân hiện tượng này xuất phát từ việc bạn là người hướng nội.

Chuyên gia Dumler cho biết: "Đối với nhiều người, các thông báo có thể gây ra áp lực bắt họ phải suy nghĩ kỹ về những gì phải trả lời như thế nào".

hop-thuemailhuffpost-crop-1676995325693.jpeg

Nhiều người lo lắng tiếp xúc với người khác thậm chí qua cả email/tin nhắn (Ảnh minh họa: Picture Alliance/Getty Images).

Cầu toàn

Những người cầu toàn cũng có cảm giác tương tự. Sự thất vọng cũng có thể xuất hiện nếu bạn đặt kỳ vọng cao vào bản thân. Bạn có thể nghĩ mình là "người bạn tệ" hoặc "một nhân viên tồi" nếu không sớm phản hồi tin nhắn/email.

Nhà trị liệu tâm lý Lene Derhally lý giải: "Những người hay lo lắng và chỉ trích chính mình có xu hướng đổ lỗi cho bản thân hoặc nhìn mọi thứ dưới góc độ rằng mình là kẻ thất bại nếu họ chưa thực hiện được những tiêu chuẩn không thực tế mà họ đặt ra cho chính bản thân". Tuy nhiên, sự cầu toàn sẽ gây ra trạng thái lo lắng và thúc đẩy con người hoàn thành nhanh công việc.

Nghiện điện thoại

Nghiên cứu đã phát hiện rằng nghiên cứu điện thoại thông minh có thể dẫn đến sự mất cân bằng hóa học trong não, trong khi hiện nay mọi người ngày càng phụ thuộc vào điện thoại của họ. Thật không may, những tác động tiêu cực đấy có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển não bộ, từ đó dẫn đến việc bạn bị phân tâm khỏi các nhiệm vụ quan trọng, lo lắng sợ hãi khi thấy các thông báo xuất hiện.

Sử dụng điện thoại quá nhiều ảnh hưởng đến não bộ (Ảnh: Edutopio).

Có sự thôi thúc mạnh mẽ để hoàn thành công việc

Nguyên nhân tiếp theo tại sao xuất hiện cảm giác khó chịu đối với các thông báo tin nhắn/email chưa đọc là bạn có ý chí thôi thúc mạnh mẽ hoàn thành công việc cần làm. Nếu bạn cảm thấy dễ chịu khi gạch bỏ một việc ra khỏi danh sách các việc cần làm của mình thì việc kiểm tra các thông báo tin nhắn/email chưa đọc có thể mang lại cho bạn cảm giác tương tự.

Bác sĩ tâm lý Jenn Hardy làm việc tại Maryville, Tennessee (Mỹ) cho biết: "Nhiều người cảm thấy choáng ngợp đến mức nghĩ rằng mỗi thông báo chưa đọc lại là một nhiệm vụ chồng chất. Họ có thể cảm thấy bị "đè bẹp" dưới sức nặng của công việc còn dang dở".

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Một nguyên nhân khác đến từ hội chứng OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế). Đây là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt, có xu hướng kéo dài với đặc điểm cụ thể là những suy nghĩ hành vi lặp đi lặp lại, không thể kiểm soát được.

Thông báo tin nhắn/email chưa đọc gây ra sự khó chịu với người mắc OCD (Ảnh: Insider).

Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường, đặt ra yêu cầu tính hệ thống và ngăn nắp cao đối với tất cả mọi thứ. Họ còn thường bị ám ảnh bởi các con số.

Bởi vậy, các thông báo chưa đọc và màn hình điện thoại không được sắp xếp không khác gì đang thách thức bộ não người mắc chứng OCD. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022