Từng là giảng viên Học viện Khoa học Quân sự nhưng thầy Đỗ Cao Sang đã rời giảng đường để dành toàn bộ tâm huyết của mình cho những dự án phát triển tiếng Anh cộng đồng. Anh được biết đến là người viết gần 3000 bài thơ lịch sử Việt Nam, dịch hơn 100 bài hát tiếng Anh ra thơ tiếng Việt, và thường xuyên tổ chức các lớp học tiếng Anh phát triển cộng đồng qua gương danh nhân thế giới và các bản tin thời sự quốc tế.
Hơn 14 năm giảng dạy ngoại ngữ, thầy giáo Đỗ Cao Sang có cơ hội được tham quan, làm việc, học tập tại Mỹ, Australia… Anh đã chỉ ra điểm khác biệt trong việc giảng dạy môn Văn và ngữ pháp tiếng Anh ở trường học Mỹ.
Theo đó, thầy Sang cho rằng, với môn Văn, trường học Mỹ chú trọng dạy cách viết, bố cục một bài văn (cả nói và viết) đơn giản và thực tế hơn là phân tích bình luận tác phẩm. Trẻ em được rèn cách tư duy tự do, phản biện độc lập từ bé. Với tiếng Anh, người Mỹ có cách dạy ngữ pháp rất đặc thù cho văn hóa xứ này. Văn hóa thượng tôn tự do cá nhân.
Thầy Đỗ Cao Sang.
Đề Văn ở Mỹ có gì khác biệt?
Thầy Sang lấy ví dụ về đề văn lớp 3 ở Mỹ: “Con thích viết bằng bút chì hay bút mực? Tại sao con lại thích loại bút đó?”. Còn đây là đề văn lớp 12 ở Mỹ: “Nếu có thẩm quyền làm gì đó tốt cho người Da Đỏ, em sẽ đưa ra chính sách gì? Tại sao?”.
Hãy đối chiếu với đề văn điển hình của Việt Nam: “Hãy chứng minh rằng chị Dậu là tấm gương phụ nữ nông thôn chịu thương chịu khó, thương chồng thương con". Theo người Mỹ, cách ra đề của giáo viên Việt Nam đã sai ngay từ đầu. Vì sao? Vì chị Dậu thương chồng thương con hay không, có chịu thương chịu khó hay không còn tùy vào Tôi nói, không phải tùy vào Thày.
"Tôi thấy ở Mỹ, người ta chỉ dạy Văn học - Sử, nghĩa là bối cảnh và nguyên nhân các tác phẩm ra đời. Học sinh được tự do xuống thư viện, sau đó viết báo cáo thu hoạch với một đề ra rất mở: Trong văn học Anh thế kỷ 19, em thích nhất tác giả văn xuôi nào nhất? Hãy tóm tắt một tác phẩm văn xuôi nổi bật của tác giả đó và phân tích những điều em cảm nhận được?
Nhìn chung, ở Mỹ và Tây Âu, người ta không chú trọng phân tích tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng cách hành văn, bố cục, cách làm văn theo các thể loại (Argumentative, Analysis, Process Description, Letters, Description of Things and People…). Trong số này, khó nhất là thể loại văn Argumentative (Bình luận, Nghị luận) nên đến lớp cao mới học. Nói tóm lại, phát biểu chính kiến và bảo vệ chính kiến là cách rèn văn cơ bản được chú trọng ở Mỹ", thầy Sang chia sẻ.
Ngoài ra, người ta chú trọng thực tế cuộc sống để dạy. Ví dụ, các kiểu viết thư mời, thư từ chối, chấp nhận lời mời, thư tuyển dụng, thư cảm ơn, thư xin nghỉ phép, thư hoặc tin nhắn chia buồn với ai đó có người thân qua đời... Đó là những điều căn bản mà họ đào sâu cho trẻ em trong trung học phổ thông, trung học cơ sở.
Ngoài ra, theo thầy Sang, ở Mỹ còn cấm học sinh viết dài. Thường đề bài đã hạn chế sẵn số từ. Dài nhất cũng chỉ 500 từ (làm tại lớp) và 3000 từ (bài làm ở nhà). Họ cũng thường có cuộc thi viết Essay bàn luận về một đề tài xã hội nào đó.
Ví dụ các đề thi viết Văn kiểu Mỹ:
1. Nếu bạn được lựa chọn làm tổng thống Mỹ/thống đốc bang thì việc đầu tiên bạn làm là gì? Tại sao? Cách tiến hành? Hãy viết trong 3000 từ để biện luận cho ý tưởng của mình.
2. Nếu cần dẫn một bạn từ Hà Nội mới vào Sài Gòn chơi cuối tuần một ngày thì con chọn Đầm Sen hay Sở Thú? Nhớ rằng chỉ có một ngày và chỉ được đi một trong hai nơi đó. Hãy biện luận cho lựa chọn của mình trong 1000 chữ.
Thầy Đỗ Cao Sang.
Nhìn chung, ở Mỹ và Tây Âu, người ta không chú trọng phân tích tác phẩm văn học mà chỉ chú trọng cách hành văn, bố cục, cách làm văn theo các thể loại (Argumentative, Analysis, Process Description, Letters, Description of Things and People…).
"Theo tôi, tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Chí Phèo ở vườn chuối không hề được hỏi đến trong cuộc sống. Đó là vấn đề của dân yêu Văn, thích nghiên cứu văn học chuyên sâu. Ngay cả người lớn, giáo viên cũng chưa chắc cảm thụ thấu đáo và sâu sắc được. Vậy ta nên chăng chỉ dùng để áp dụng cho dân chuyên ngành?", thầy Sang nhận định.
Học tiếng Anh kiểu Mỹ
Theo thầy Sang, người Mỹ có cách dạy ngữ pháp rất đặc thù cho văn hóa xứ này. Văn hóa thượng tôn tự do cá nhân. Cách tiếp cận này của người Mỹ rất hợp với dân ESL, nghĩa là tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ:
"Trên thế giới, có hai cách tiếp cận ngữ pháp cơ bản. Thứ nhất, tiếp cận CÔNG THỨC trước rồi thực hành, rồi lại tổng kết. Đây còn được giới chuyên môn gọi là PPP. Nghĩa là Presentation - Practice – Presentation. Ở Việt Nam rất phổ biến cách dạy này.
Thứ hai, thuộc các MẪU. Đó là cách học tiếng Anh theo kiểu Mỹ. Người Mỹ để cho người học tràn ngập trong không gian ngôn ngữ. Khi anh ta thành thạo và thuộc lòng các MẪU rồi thì tự biết rút ra công thức. Hiện nay, tôi đang dùng cách này để dạy ngữ pháp cho con tôi".
Ví dụ, để dạy về so sánh, thầy Sang cho học thuộc, chép cho đến lúc thuộc các ví dụ: "Không giải thích và miễn giải thích".
She is taller than me/I ô ấy cao hơn tôi.
She is more intelligent than me/I ô ấy thông minh hơn tôi.
She runs faster than me/I ô ấy chạy nhanh hơn tôi.
She drives more carefully than I ô ấy lái xe cẩn thận hơn tôi.
Ảnh minh họa.
Bí mật của phương pháp này là bạn phải cho người học tiếp cận hết các BIẾN. Đó là tính từ ngắn, tính từ dài, trạng từ ngắn, trạng từ dài, các từ biến thái đặc biệt (good/well – better - best). Nếu không, người học sẽ bị rơi vào tình trạng thầy bói xem voi, lúc tưởng voi như cái quạt, lúc tưởng voi như cái cột đình. Khi một người đã thuộc hết các biến của vấn đề, tự anh ta sẽ rút ra công thức.
"Người Mỹ không bao giờ đưa ra CÔNG THỨC. Họ cho người học tiếp cận với thực tế. Thực tế càng đa dạng và nhiều biến thì càng tốt. Người học sẽ phải tự luận ra công thức cho chính mình. Với các môn khác, các lĩnh vực khác họ cũng làm như vậy", thầy Sang nói.