Tiến sĩ Aliza Pressman là nhà tâm lý học phát triển với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc với các gia đình. Cô là trợ lý giáo sư lâm sàng tại Khoa Nhi khoa Sức khỏe Hành vi tại Trường Y khoa Icahn tại Bệnh viện Mount Sinai, đồng sáng lập của Trung tâm Nuôi dạy Con cái Mount Sinai. Cô có bằng Cử nhân của Đại học Dartmouth và là tác giả của cuốn sách 5 Nguyên Tắc Nuôi Dạy Con Cái: Hướng Dẫn Cần Thiết Để Nuôi Dạy Con Người Tốt.

Cô đã dành gần 20 năm nghiên cứu cách chăm sóc và nuôi dạy những con người tốt. Kỹ năng bị bỏ qua mà Aliza luôn khuyên các bậc cha mẹ là niềm tin từ bên trong.

photo-4-1706688067226238150664.png

Đó là niềm tin của một cá nhân vào khả năng của chính họ để làm những điều cần thiết để đạt được mục tiêu. Lòng tự trọng có thể nói: "Tôi thật tuyệt vời!" nhưng niềm tin twf bên trong lại nói rằng: "Tôi có những gì cần thiết để tìm ra cách đạt được những gì tôi đã đặt ra".

Những đứa trẻ có ý thức mạnh mẽ về niềm tin từ bên trong có nhiều khả năng thử thách bản thân và nỗ lực hơn. Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài hoặc sự thiếu tài năng thiên bẩm dẫn đến thất bại, họ sẽ tập trung vào các yếu tố nằm trong tầm kiểm soát.

Nghiên cứu cho thấy trẻ em đạt được niềm tin từ bên trong nguồn:

1. Kinh nghiệm làm mọi việc đúng đắn

Để có được điều này, trẻ em phải được thử thách ở mức độ phù hợp. Đẩy con vào những trải nghiệm giáo dục mà trẻ chưa sẵn sàng có thể phản tác dụng.

Bất cứ khi nào trẻ lo lắng về việc không thể làm được điều gì đó, cha mẹ có thể thúc đẩy tư duy phát triển bằng cách nói với con: "Con vẫn chưa thử sức mà ".

2. Quan sát người khác làm đúng

photo-3-17066880654931990954773.jpg

Điều quan trọng là trẻ phải nhìn thấy những người khác mà chúng cho là giống bản thân, ít nhất ở một số điểm cụ thể (như tuổi tác, chủng tộc hoặc sắc tộc, giới tính, sở thích…) đạt được các mục tiêu tương tự.

Hình mẫu ngang hàng không nhất thiết phải đến từ những người giống hệt đứa con của chúng ta, nhưng việc chứng kiến một đứa trẻ lớn hơn nhiều tuổi thuộc chủng tộc và giới tính khác hoàn thành điều gì đó có thể không có tác dụng tương tự.

3. Nhắc nhở con về những trải nghiệm đúng đắn

Những câu chuyện chúng ta kể về quá khứ tạo ra cảm giác về năng lực của chúng ta hướng về tương lai.

Các nghiên cứu cho thấy những người lạc quan, có tư duy phát triển và tin tưởng vào bản thân thường không có những trải nghiệm quá khứ khác biệt so với những người cùng lứa bi quan. Họ chỉ nhớ những thành công một cách sống động hơn những thất bại.

4. Cảm giác bình yên

Nếu trẻ cảm thấy căng thẳng, buồn nôn hoặc lo lắng khi đối mặt với thử thách, trẻ có thể khó hoàn thành mục tiêu.

Hãy dạy con chúng ta những phương pháp tự xoa dịu bản thân như hít thở sâu, bình tĩnh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giúp chúng thành thạo bất cứ điều gì chúng tập trung vào.

Làm thế nào để giúp trẻ xây dựng niềm tin từ bên trong

photo-2-17066880631652057262875.png

1. Khuyến khích con thử làm điều gì đó mà trẻ chưa giỏi ngay lập tức

Cha mẹ không nên nói "Thực hành tạo nên sự hoàn hảo", bởi vì chúng ta biết điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Cha mẹ và các con không thực sự tìm kiếm sự hoàn hảo mà là tìm kiếm trải nghiệm. Vì thế, cha mẹ hãy nhắc con rằng "Nỗ lực tạo nên sự tiến bộ".

2. Chỉ ra sai lầm để sửa

Đừng chỉ đánh dấu lỗi sai bằng bút đỏ và nói: "Con lại sai nữa rồi". Thay vào đó, hãy thử trình bày lại, diễn đạt lại, thay đổi câu hỏi, làm rõ hướng dẫn và ôn lại các kỹ năng con đã học trước đó.

Ngay cả khi trẻ nhỏ chỉ vào một quả táo đỏ và nói "màu xanh", cha mẹ có thể nói "Ồ, đúng rồi, quả việt quất màu xanh, và đây là quả táo đỏ". Đừng phản ứng gay gắt và nói: "Quả táo không phải là màu xanh, thật ngớ ngẩn". ."

3. Khen ngợi cụ thể khi trẻ làm được

photo-1-17066880599761231800855.png

Khi khen con "Làm tốt lắm!", lời nói phải chân thành và cụ thể. Hãy khen trẻ khi bạn nhận ra nỗ lực thực sự, sự kiên trì, sáng tạo, tính độc lập và năng lực của chúng.

Bạn không cần phải xóa hoàn toàn cụm từ "làm tốt lắm" khỏi vốn từ vựng của mình. Chỉ cần thêm một chút chi tiết, chẳng hạn như "Con đã áp dụng tốt nước cờ mà con vừa học".

4. Chỉ ra chiến lược

Giúp trẻ vạch ra ranh giới giữa hành động và thành tích. Ví dụ: nếu con bạn viết tốt một bài luận mà chúng đã phác thảo, bạn có thể nói, "Mẹ nhận thấy con đã phác thảo. Mẹ cá rằng đó là một lý do khiến con làm rất tốt."

Hoặc, bạn có thể cần nói, "Mẹ nhận thấy con chưa viết dàn ý. Viết một bài luận có thể rất khó khi con không có dàn ý. Chúng ta hãy thử viết cùng nhau nhé."

Khi trẻ hiểu rằng thất bại của chúng không phải do những giới hạn vĩnh viễn thì chúng sẽ có cơ hội đạt được những thành tựu trong tương lai.

Ngọc Mai

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022