Do tuổi già, bố Phi Thanh Vân bị khá nhiều bệnh như cao huyết áp, thận, phổi, khớp từ nhiều năm nay và vẫn uống thuốc liên tục. Khoảng 1 tuần qua, ông chuyển ho nhiều nên được gia đình cho nhập viện. Trước đó, các y bác sĩ cũng khẳng định, bệnh viêm phổi không quá nguy hiểm, chỉ cần điều trị lâu dài.

Tuy nhiên, khoảng 12h đêm qua, ông bị khó thở. Mặc dù đã được cấp cứu khẩn cấp nhưng ông không qua khỏi. Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc gần 1h sáng ngày 3/6/2019.

ptv2-15595357425732022223407.jpg

Phi Thanh Vân cùng con trai và bố mẹ trong một chuyến đi du lịch gần đây.

Chia sẻ với phóng viên, Phi Thanh Vân kể: "Lúc này tôi rất bối rối, không biết phải làm gì. Bố đi qua nhanh và bất ngờ. Mấy ngày trước, bố vẫn đi lại, ăn uống, nói chuyện bình thường. Tuy bố ho nhiều hơn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm tới tính mạng.

Tối qua, mẹ tôi vào viện chăm bố. Tới nửa đêm, bố nói khó thở, dù bác sĩ cấp cứu tận tình nhưng bố không qua khỏi. 

Điều tôi áy náy nhất là lúc bố đi, tôi không có mặt ở đó. Tôi có thói quen đi ngủ là tắt máy nên sáng ngủ dậy mới biết tin. Tôi lao vào viện ngay.

Bố là người kiên cường lắm, ho muốn nổ ngực cũng không kêu bao giờ. Tôi nghĩ, có lẽ bố bị khó thở từ lâu nhưng không nói. Tới lúc bố nói với mẹ thì đã quá muộn...".

Phi Thanh Vân cho biết, thi thể của bố chị đã được chuyển về Nhà tang lễ bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 336 Trần Phú, P.7, Q.5.

Hiện tại, mẹ con chị vẫn đang đợi các anh chị ở ngoài Hà Nội bay vào để bàn bạc về tang lễ. Chị nói "Gia đình tôi là người Bắc, lại rất quy củ. Trong nhà tôi là con gái út nên không dám quyết định điều gì, phải đợi các anh chị lớn vào bàn bạc".

6170654828582908941878778629045049528680448o-1559535895615582795566.jpg

Những hình ảnh gần nhất của Phi Thanh Vân và bố, lúc bệnh phổi của ông đã chuyển nặng.

Bố của Phi Thanh Vân tên Nguyễn Văn Linh, sinh năm 1939. Ông tham gia du kích từ năm 13 tuổi và chính thức nhập ngũ năm 1953. Thời chiến tranh, ông từng công tác tại chiến trường A, và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, từng làm tới chức Trung đoàn trưởng và nhận rất nhiều huân huy chương.

Sau khi giải phóng, ông được công tác tại ngành Đường sắt rồi chuyển vào TPHCM. Ông Nguyễn Văn Linh mất lúc 1h sáng ngày 3/6/2019, hưởng thọ 80 tuổi. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022