Luộc trứng và nước đã sôi

Nhiều người đun nước sôi xong mới bỏ quả trứng tươi khiến trứng dễ bị nứt vỏ mà còn gây khả năng bỏng do nước sôi té lên.

Cách tốt nhất để luộc trứng là cho trứng vào nồi khi nước nguội và đun lửa nhỏ 3-4 phút sau đó mới đun lửa vừa cho đến khi chín. Vớt trứng ra cho nguội bớt, hoặc ngâm nước sôi nguội trong 3-5 phút trước khi ăn.

Vừa lấy trứng từ tủ lạnh ra đã luộc ngay

Trứng gà vừa lấy ở tủ lạnh ra, đem rửa sạch dưới vòi nước sau đó để ở nhiệt độ phòng 30 phút. Điều này giúp trứng giảm bớt độ lạnh trước khi đem luộc. Nếu bạn đem luộc ngay, trứng có thể bị “sốc nhiệt” và bị nứt, vỡ trong quá trình luộc.

Cho nước vào nồi, thêm 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh giấm. Muối và giấm giúp trứng dễ bóc hơn sau khi luộc. Cho trứng vào.

Sau đó thêm nước vào nồi sao cho trứng chỉ hở ra một ít như đồng xu. Khi nồi trứng sôi, khuấy trứng nhẹ trong 3 phút theo 1 hướng. Luộc trứng trong vòng 10 phút thì lòng đỏ bên trong chín lòng đào. Luộc 15 phút trứng chín vừa tới rất hấp dẫn.

1.jpg Trứng mới lấy trong tủ lạnh không nên đem đi luộc ngay (Ảnh: Internet)

Luộc trứng quá chín

Khi luộc trứng quá chín bên trong lòng đỏ bên trong sẽ có các vệt màu xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, lòng trắng thì dai như cao su. Bác sĩ Lê Thuận Linh (Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, BV quận Thủ Đức) cho biết, “trứng luộc quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe".

Bạn chỉ nên cho trứng vào nồi, thêm nước lạnh, đun sôi. Sau đó cho nồi ra khỏi bếp, đậy vung và để như vậy trong 10 phút cho trứng lòng đào, để 15 phút để trứng chín vừa.

Luộc trứng quá mới

Trứng mới vừa ngon vừa tươi, tốt cho sức khỏe nhưng khi luộc trứng tươi sẽ gây khó bóc vỏ. Vì vậy với món trứng luộc nên dùng trứng cũ.

Nguyên nhân vì khi trứng để một thời gian, chúng mất bớt độ ẩm thông qua các lỗ li ti ở vỏ và túi khí ở đầu ở trứng to hơn. Ngoài ra độ pH ở vỏ tăng lên khi để lâu làm dễ bóc hơn. Bạn nên mua trứng một tuần trước khi ăn, bảo quản nó trong tủ lạnh.

2.jpg Trứng mới vừa ngon vừa tươi, tốt cho sức khỏe nhưng khi luộc trứng tươi sẽ gây khó bóc vỏ. Vì vậy với món trứng luộc nên dùng trứng cũ.

Hâm nóng lại trứng gà

Đôi khi, vì nấu trứng nhiều, ăn xong còn thừa, nhiều người đem cất để bữa sau hâm lại để ăn tránh lãng phí. Nhưng, trứng gà để qua đêm và hâm nóng lại làm thành phần protein bị biến chất, trở lên độc hại. Nếu ăn, cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh, gây ung thư.

Ăn trứng sống hoặc lòng đào

Nhiều người có thói quen ăn trứng sống như hút trứng trực tiếp từ quả ra hoặc ăn trứng chần với quan niệm như vậy mới tươi và bổ dưỡng.

Tuy nhiên, trứng gà sống chứa các protein có kết cấu hóa học chặt chẽ. Khi ăn, cơ thể con người sẽ không thể hấp thu được protein. Đồng thời, gây ức chế cho trung khu thần kinh, giảm chức năng của tuyến nước bọt, dịch vị dạ dày và ruột.

Trứng gà lòng đào chứa 2 hợp chất khó phân giải cùng số lượng đáng kể vi khuẩn chưa bị tiêu diệt khiến cơ thể không hấp thu protein, gây chứng khó tiêu, thậm chí bị tiêu chảy.

Chiên, rán trứng ở nhiệt độ cao

Chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến các vitamin trong trứng mất đi. Vì vậy, chị em nội trợ nên chiên trứng để lửa nhỏ và rán đủ lâu để lòng đỏ chín tới.

Bác sĩ Lê Thuận Linh (Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, BV quận Thủ Đức) đã chỉ ra rằng, việc luộc trứng quá lâu (quá chín), ăn trứng sống hoặc lòng đào, chiên/rán trứng ở nhiệt độ quá cao, hâm nóng lại trứng đều là những sai lầm khi chế biến và ăn trứng gà.

Ngoài ra, bác sĩ Linh cũng cho biết, những thực phẩm không nên kết hợp/ ăn cùng với trứng gà bao gồm: đậu tương, thịt thỏ, đường vì sự kết hợp này có thể dẫn đến không hấp thu hết được dinh dưỡng trong trứng, ảnh hưởng đến tiêu hóa, không có lợi cho sức khỏe.

meo-luoc-trung.jpg?width=150Ăn
Mẹo đơn giản luộc trứng không bị nứt

Theo Khám Phá

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022