Trong thời đại mà con người bị deadline dí chạy, bị cuộc sống bóp nghẹt như hộp cá mòi, thì câu chữ ấy lại trở thành món "xa xỉ phẩm" mà ai cũng khao khát. Nhưng những người sống thật thư thái, sống như một bài thơ, kỳ thực không phải nhờ phép màu mà nhờ năm thói quen tưởng nhỏ bé nhưng vô cùng sâu sắc.

1. Gặp chuyện không tranh cãi - "giả ngốc" để sống an yên

Bảy giờ sáng ở bến chờ xe buýt, mỗi ngày như một phiên bản thực tế của Train to Busan. Người chen chân, va vai để chen lên trước. Dòng người đi xe máy đổ đầy ra đường, len lỏi từng bước để nhanh chóng đến giờ kịp chấm công. Có người tức tối đòi lý lẽ, có người lại lặng lẽ nhường đường, bước đi như giẫm lên bông.

"Ngốc nghếch" kiểu đó không phải là nhu nhược, mà là sự khôn ngoan của người đã thấm thía câu: "Nước quá trong thì không có cá".

Bà hàng xóm tưới cây bằng nước vo gạo, một hôm thấy mọc lên cây cỏ dại, bà không nhổ mà cười: "Xanh mướt thế, coi như có bạn chơi với hoa".

Sự "ngốc nghếch" ấy thực ra là cách để cuộc sống thở. Đồng nghiệp cướp công? Coi như giúp người ta hoàn thành KPI. Ship đồ trễ? Thì tranh thủ vận động lấy lại dáng.

Người biết sống nhẹ nhàng, là người đã học được cách nhấm trôi mọi bực dọc cùng một ly trà. Họ hiểu rằng, thắng thua nhiều khi không nằm ở lời cãi vã, mà nằm ở cái tâm an nhiên sau tất cả.

1750353801-5e413e22-2fef-4e52-a07b-00e83dcca4d9faceimage-17503569977281060400656-1752637049111-1752637054255781687532.jpeg

2. Biết "nghỉ phép" cho chính mình - thảnh thơi là một loại bản lĩnh

Bạn từng thấy văn phòng lúc 3 giờ sáng chưa? Ánh đèn sáng không chỉ từ bàn làm việc, mà từ những dây thần kinh căng như dây đàn. Thế nhưng vẫn có những người, đến giờ là tắt máy, cuối tuần là biến mất khỏi group chat.

Như ông giáo già hàng xóm, nghỉ hưu rồi vẫn đều đặn mỗi thứ Tư đi học làm gốm. Những chiếc ly méo mó ông làm ra được trưng bày trang trọng trong phòng khách như bảo vật. Sự thảnh thơi đó không phải lười biếng, mà là nghệ thuật biết khi nào nên dừng. Như dây đàn phải có lúc được nới lỏng, con người cũng cần khoảng lặng để hồi phục.

Một giấc ngủ nướng cuối tuần, vài phút nhắm mắt giữa giờ trưa, hay đơn giản là ngẩng lên ngắm mây trên đường đi làm - tất cả đều là cách chăm sóc cho tâm hồn. Khi người khác đăng ảnh làm thêm, họ đang chụp lại một đàn kiến tha mồi bên vệ đường - vì họ hiểu, vẻ đẹp thực sự không nằm ở những nơi phải vội vàng, mà ở đôi mắt biết dừng lại đúng lúc.

3. Biến "phiền toái" thành quà tặng - lối tư duy đảo ngược đầy tích cực

Bà chủ quán ăn sáng dưới nhà có tài biến khách phàn nàn thành khách quen. Có lần khách kêu sữa đậu nành nóng quá, bà cười tươi rót thêm ly trà đá mát lạnh: "Đậu nành nóng uống cùng trà lạnh, thế mới giống cuộc đời - có nóng có lạnh mới thú vị chứ!". Nghe xong, khách bật cười rồi thành "khách ruột".

Những người có tâm thái tốt thường biết xoay chuyển tình thế. Kẹt xe? Thì tranh thủ nghe nốt podcast đang dang dở. Mất điện? Cơ hội để nhìn lại bầu trời đầy sao của tuổi thơ.

Mọi bất tiện trong mắt họ chỉ là "trứng phục sinh" mà cuộc đời giấu đi để bạn khám phá. Họ không ghét rắc rối, vì đã rèn được cơ bắp tinh thần tên là "chấp nhận và tận hưởng".

1750353801-f451478c-9748-4f87-a3cd-c07730744abffaceimage-1750356997695987823541-1752637055403-1752637055471538611865.jpeg

4. Thấu hiểu triết lý "đoạn xả ly" - buông bỏ là một dạng sáng suốt

Bạn tôi - cô Linh - dọn nhà và vứt đi ba thùng đồ cũ, trong đó có cả hộp nhạc người yêu cũ tặng. Người khác tiếc, cô chỉ nói: "Để làm gì? Chiếm chỗ của hạnh phúc mới à?". Nghe phũ mà nghĩ kỹ thì... chí lý.

Giống như điện thoại cần xoá cache mới chạy mượt, lòng người cũng cần làm sạch để có chỗ đón ánh sáng mới.

"Đoạn xả ly" không chỉ với vật chất mà cả trong tâm trí. Buông nỗi ám ảnh của quá khứ, tháo bớt lo âu tương lai - như người pha trà phải tráng ấm trước khi rót nước thơm vào. Phải trống thì mới chứa được điều mới. Còn ai cứ mãi nói "giá như ngày đó" thì chỉ là người vác theo cái túi rỗng mà cứ tưởng đang mang kho báu.

5. Tìm thấy niềm vui trong những điều nhỏ nhặt - nghi thức sống của người biết yêu đời

Ông cụ bán rau ở chợ có kiểu rao hàng cực kỳ vui nhộn: "Cà tím mặc váy lụa, cà chua đỏ mặt e thẹn, dưa leo vừa hái đã muốn đi xem mắt…". Người mua vừa cười vừa chọn, bà khó tính nhất khu cũng rút ví mua thêm mớ rau.

Cuộc sống không thiếu niềm vui, chỉ thiếu người biết nhìn bằng đôi mắt tò mò và trái tim hồn nhiên. Người sống có chất nghệ trong tâm hồn có thể biến việc đi làm thành chuyến du khảo, biến rửa chén thành múa tay dưỡng sinh, biến dắt chó đi dạo thành lớp học xã giao.

Bà ngoại tôi từng nói: "Sống như gói bánh - vỏ phải tự cán, nhân phải tự làm, nước phải châm ba lần - không gấp, không vội, mới thấy niềm vui".

Cuối con phố chiều, những cô bác nhảy múa giữa sân chung cư, ánh đèn vàng rải xuống mái tóc bạc, ánh mắt sáng rỡ như thiếu nữ. Họ có thể là giáo viên về hưu, người bán rau, hay bà chăm cháu cả ngày - nhưng khi nhạc lên, ai cũng trở thành người rực rỡ nhất.

Thì ra, sống đẹp nhất là khi ta biết nâng niu những điều bình thường và từ đó, trong khói bếp lửa đời thường, ta trồng được cả một vườn hồng.

Bạn có bao nhiêu trong 5 thói quen ấy? Nếu có một - bạn đã là người biết hưởng an yên. Nếu có ba - xin chúc mừng, cuộc đời này quả thật đáng sống. Nếu có đủ cả năm - bạn đã sống như một khung cảnh đẹp trong mắt người khác rồi đấy.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022