Cứ đến mùa nồm ẩm là trên khắp mạng xã hội lại rần rần các bài đăng kể lễ về món "đặc sản" chỉ có ở miền Bắc nhưng chẳng ai muốn "thưởng thức". Nếu như không phải là một người sống ở vùng này và trải qua mùa này ít nhất một lần thì bà con những nơi khác sẽ không hiểu vì sao mọi người ghét nó đến như thế.

27430267234420805194096188136237733456501702n-1645204229311136715186.jpg

Hình ảnh báo hiệu nồm ẩm đã "tìm đến" với mọi người (Ảnh: Internet)

Món "đặc sản" miền Bắc mà ai cũng chối từ

Sau khi mọi người đón Tết Nguyên Đán, tưởng sẽ đầy năng lượng để bắt đầu công việc cho năm mới thì bà con ở khu vực phía đông Bắc Bộ sẽ đón "vị khách" không mời mang tên "nồm ẩm".

Trên những ô cửa kính cứ tưởng là phủ lớp sương mờ thật lãng mạn nhưng đó chính là hiện tượng đọng nước của kiểu thời tiết này. Không chỉ thế, các bề mặt tường, nền nhà, đồ vật hay các bề mặt cứng đều sẽ bị đọng nước tương tự.

27424275434420805327429507344620176501038400n-1645204271305711130340.jpg

Không phải lớp sương mờ phủ lên ô cửa trông thật lãng mạn đâu, nó là nồm! (Ảnh: Internet)

Nồm ẩm xuất hiện vào cuối xuân, từ tháng 2 đến tháng 4 gây ra biết bao vấn đề cho cuộc sống và sức khỏe của mọi người. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì thời tiết rét, khô kéo dài dẫn đến nhiệt độ sàn nhà, các mặt phẳng rất thấp. Gió nồm sẽ mang nguồn không khí ẩm từ biển thổi vào gặp không khí lạnh ở đất liền tạo ra mưa rả rích cùng tình trạng đọng sương, hơi nước trên các bề mặt đồ vật. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ không ảnh hưởng đến những ngôi nhà cao tầng, vì càng lên cao thì hơi nước trong không khí càng ít đi.

0119image-16452057241931499113171.jpglam-sao-de-ngan-ngua-nam-moc-phat-trien-trong-nha-khi-thoi-tiet-nom-am11520135034-1645205752144853949228.jpg

Những nỗi ám ảnh mà nồm ẩm mang đến cho cuộc sống của mọi người

20170824111915-f831-16452058404841238959746.jpgsan-go-bi-ngam-nuoc-6-16452058665081136345886.jpg

Món "đặc sản" này bị ghét không chỉ vì gây khó chịu trong không gian sống của mọi người mà còn mang đến rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Nó tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn sinh nở gây ra các loại bệnh như: đau đầu, mệt mỏi, hen suyễn, tim mạch, các bệnh về khớp và tiêu hóa,... 

Ngoài ra, gây thiệt hại về tài sản như làm ẩm ướt, đọng nước sàn, tường, trần nhà. Đồ điện tử, gia dụng dễ bị hư hỏng, thực phẩm khó bảo quản, nhanh lên mốc. Không đủ nắng để hong khô quần áo và chăn, nệm bị ám mùi ẩm, mốc khó chịu, giảm chất lượng giấc ngủ.

Người miền Bắc "tiền đình" vì nồm ẩm

Vô số những dòng trạng thái than thở, "ám chỉ" ghét bỏ hiện tượng thời tiết này xuất hiện trên mạng xã hội. Nhưng đến mùa thì nồm sẽ xuất hiện, không bỏ lỡ một năm nào.

Có cô gái vừa chia sẻ trên trang cá nhân cảnh tượng cả căn nhà được lót đầy quần áo do mẹ chồng lót vì cô con dâu đang mang thai ngay mùa nồm. Việc trải quần áo trên mọi lối đi giúp hút được ẩm ở sàn nhà, giảm thiểu nguy cơ gây trượt té.

catsm-16452491774991951870819.jpgezgif-4-06ecf3b0ce-1645249164517218737178.gif

Quần áo được trải khắp nơi để hút nước mùa nồm ẩm

Thu Phương (Hà Nội) - cô bạn có 22 năm trải qua mùa nồm ẩm ở vùng miền Bắc này đã chia sẻ chút cảm xúc khi nhắc đến kiểu thời tiết này.

"Mỗi năm đến mùa này mình lại thấy "tiền đình". Mọi thứ trong nhà đều bám hơi nước, sàn nhà lúc nào cũng ướt nhẹp, chỉ cần mở hé cửa một chút thôi là xác định luôn, mà vấn đề là càng lau càng ướt, cảm giác cứ bị bẩn bẩn ấy. Có lần do đi không chắc chân mà mình bị ngã sõng soài ra đất vì sàn ướt, đau điếng cả người.

Quần áo giặt từ đầu tuần mà cuối tuần chưa khô. Đặc biệt là phơi lâu dưới thời tiết này thì quần áo có mùi hôi kinh khủng khiếp.

Mùa nồm ẩm là kèm cả combo thời tiết lạnh, mưa, nhà ướt, chẳng có người miền Bắc nào yêu thích nổi kiểu thời tiết này", Phương chia sẻ những gì mình đã trải qua với nồm.

2740817362786504410198283039573659832627425n-1-1645249940722990802198.jpg2739658276913363418885122231785825412305460n-16452499409402001463590.jpg

Một số cách "đối phó" với nồm ẩm

Có những thứ không "vừa mắt" nhưng không đổi được gì thì mọi người nên lưu ý một số cách để đối phó với nó. 

Khi phát hiện nồm đã tìm đến, hãy tìm những cách hữu ích để làm giảm độ ẩm, hạn chế mốc như đóng cửa kín, thay vì bật quạt hãy mở điều hòa ở chế độ khô để giảm độ ảm trong căn phòng. Thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng khăn khô, sấy khô đồ dùng. Giặt và sấy khô ngay quần áo nếu có thể, dùng những sản phẩm chống ẩm cho vào tủ quần áo để không tạo ổ mốc, gây mùi hôi.

Đối với các thiết bị điện tử nên đặt lên cao khoảng 1m so với sàn nhà và cách tường một khoảng 20cm để tránh lây ẩm ướt dẫn đến rò rỉ điện gây nguy hiểm. 

Chú ý đặc biệt đến đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vì mùa này thường xuất hiện nhiều vi khuẩn nên đe dọa và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và sử dụng đồ tươi mới. Làm sạch cẩn thận các dụng vụ làm bếp để tránh bám nấm mốc. Giữ sạch, thoáng các vật dụng chăn, gối, quần áo để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Không để trẻ con chơi trên sàn nhà ẩm ướt, khó kiểm soát được việc các bé sẽ bị nhiễm khuẩn gây ra các bệnh ngoài ý muốn.

https://afamily.vn/mua-nom-am-hien-tuong-thoi-tiet-ma-nhung-nguoi-vung-khac-se-khong-hieu-tai-sao-nguoi-mien-bac-ghet-no-den-the-20220218212527335.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022