Ông Giang và bà Ly là cặp vợ chồng đã về hưu được hơn 10 năm. Sau nhiều năm công tác, cuối cùng họ cũng có được thời gian nghỉ ngơi ở những năm cuối đời. Với khoản lương hưu của 2 ông bà lên đến 9.000 NDT/tháng (khoảng 31 triệu đồng), ai cũng tưởng rằng họ sẽ có những tháng ngày không phải lo lắng về tài chính. Song thực tế lại chẳng màu hồng như thế. Với 2 quyết định sai lầm, ở những năm 73 tuổi, vợ chồng ông Giang phải thốt lên số tiền lương hưu đó hoàn toàn không đủ để họ chi tiêu.
Lựa chọn đầu tư nhưng thiếu kiến thức
Bước đi sai lầm đầu tiên của vợ chồng cụ ông này là quyết định đầu tư hấp tấp ở những năm cuối đời. Ông Giang và bà Ly luôn tin rằng mặc dù lương hưu ổn định nhưng nếu muốn có cuộc sống thoải mái hơn cần phải có khoản đầu tư. Do đó, 2 ông bà bắt đầu nghiên cứu các hình thức đầu tư khác nhau với hy vọng tìm ra con đường tắt để làm giàu.
Tình cờ, họ tiếp xúc được hình thức đầu tư có vẻ mang đến nhiều lợi nhuận cao. Dưới những lời mời chào hoa mỹ của các tư vấn viên, cụ ông cụ bà quyết định rút tiền tiết kiệm để đầu tư. Tuy nhiên, sau khoảng 1 năm, họ nhận ra mất nhiều hơn nhận được. Hình thức đầu tư này cho lãi cao song song là tỷ lệ rủi ro cũng cao không kém. Nhanh chóng sau đó, toàn bộ số tiền tiết kiệm của 2 ông bà bị tiêu sạch.
Cho đến khi nhận ra sự kém hiểu biết của mình khiến mất sạch toàn bộ tiền tiết kiệm dành dụm cả đời, vợ chồng ông bà đã phải bật khóc. Mong muốn ban đầu của họ là nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư. Nhưng giờ đây hành động thiếu hiểu biết đó không những khiến họ mất tiền mà còn mang thêm 1 khoản nợ. Sau khi dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để đầu tư nhưng thua lỗ, ông Giang tiếp tục vay thêm tiền của người thân để “làm lại” với tâm lý gỡ gạc.
Giờ đây, họ đang phải sống trong cảnh nợ nần ở những năm cuối đời. Đó còn chưa kể, vợ chồng ông Giang vẫn cần dành ra 1 khoản tiền đề phòng trường hợp cấp bách.
Ảnh minh họa
Bao bọc con quá mức
Ngoài sai lầm kể trên, vợ chồng ông còn quan tâm chăm sóc con cái quá mức khiến bản thân vướng phải những rắc rối không đáng có. Họ sẵn sàng hy sinh tất thảy vì con. Chính điều này, khiến lương hưu của ông bà có bao nhiêu cũng không đủ để chi tiêu.
Con trai của ông bà Giang, anh Khương không có việc làm ổn định. Dẫu vậy, nam thanh niên này lại có thói quen tiêu xài hoang phí. Mỗi khi hết tiền, anh lại than vãn với bố mẹ. Vì thương con, bà Ly lại chuyển tiền qua số tài khoản.
Hết lần này đến lần khác giúp đỡ cậu con trai, ông bà tưởng rằng con sẽ thay đổi. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của bố mẹ không khiến cậu con trai trở nên tự lập. Anh dần có tâm lý dựa dẫm và ỷ lại. Thay vì đi làm để nuôi sống bản thân, anh Khương chọn ở nhà và xin tiền của phụ huynh. Cho đến nay, mỗi tháng, ông bà vẫn phải trích 1 khoản tiền để chu cấp cho con trai.
Với những gì đang diễn ra, ông Giang và bà Ly phải thừa nhận rằng khoản lương hưu lên đến 9.000 NDT/tháng hoàn toàn không đủ để trang trải ở những năm cuối đời. 2 ông bà buộc phải cắt giảm những chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm 1 cách tối đa. Thậm chí, ông bà cũng phải tìm kiếm 1 số công việc phù hợp với hy vọng gia tăng thu nhập.
Đối mặt với những khó khăn ở năm cuối đời, ông Giang và bà Ly bắt đầu suy nghĩ về những lỗi lầm của mình. Họ nhận ra đầu tư không phải là chuyện đơn giản mà cần phải có kiến thức. Đồng thời, họ cũng hiểu rằng cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập thay vì mù quáng gánh vác cuộc sống giúp con.