1. Cung Thiếu nhi Hà Nội

Cung Thiếu nhi Hà Nội, không chỉ là trái tim của những hoạt động giải trí và sáng tạo sinh hoạt ngoài nhà trường mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng những ước mơ và tài năng nghệ thuật cho nhiều thế hệ trẻ em thành phố. Và đây chắc chắn là một địa điểm trải nghiệm cho các bé yêu không thể bỏ qua trong dịp này.

Trong khuôn khổ của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, không gian của Cung Thiếu nhi đã được tái hiện thành một quần thể nghệ thuật và tổ hợp sáng tạo vô cùng độc đáo, nơi sẽ dự kiến diễn ra 41 hoạt động đa dạng từ sắp đặt công trình kiến trúc, trưng bày, triển lãm, chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật đến trải nghiệm sáng tạo cộng đồng.

z601513743363155138295a3a4a21c36f0fb9645781731-17313046631821543788256.jpgz6015137380246949b380ef904ba1f4c216c96b8b2fbe2-17313046631941007963165.jpgz6015137395930d67ba7e6b58673ea5b06e9f8b566cf9b-1731304663199938750826.jpg
z6015137370967ee13cfddcafd73bc293a508d276d9c45-17313046632371928351034.jpgz601513736353603aff707463549417604a179845072d7-17313046632421265310898.jpgz6017808128331b823a68f7af3f435795070d684b078a5-17313046632502042894342.jpg

Là trung tâm đào tạo văn hóa nghệ thuật cho thế hệ trẻ Thủ đô, nơi đây là một không gian độc đáo, nơi hòa quyện giữa sự tinh tế trong thiết kế của các tòa nhà kiến trúc Pháp cổ và toà nhà 6 tầng hiện đại.

Trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, không gian này được biến hóa thành một tổ hợp sáng tạo, nơi chứa đựng các hoạt động nghệ thuật và văn hóa đầy cảm hứng. Pavilion Hành lang Ấu trĩ - không gian kiến trúc mang tính kết nối giữa những tuyến hành lang đã có, đã cũ trở thành biểu tượng của sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, không chỉ là nơi vui chơi mà còn là điểm tương tác, giao lưu và gợi mở sự sáng tạo giữa các thế hệ.

dscf6230-17313116834271513079953.jpgdscf6232-17313116833961331004390.jpg
dscf6253-17313116833571848299809.jpgdscf6263-17313116833131849880731.jpg
photo2024-11-1118-59-43-1731370824281383365900.jpg

Không chỉ được trải nghiệm Pavilion thú vị, các bé còn được khám phá bản đồ bí ẩn tại Cung thiếu nhi, tìm kiếm mảnh ghép để đổi quà tặng.

Cung Thiếu nhi Hà Nội không chỉ là nơi chứng kiến sự phát triển của trẻ em mà còn là nguồn cảm hứng bất tận, một không gian sống động thu hút mọi lứa tuổi quay về với thế giới tưởng tượng đầy màu sắc của tuổi thơ, để từ đó xây dựng một tương lai tươi sáng và đầy ắp sự sáng tạo cho Thủ đô.

dscf6246-1731311683368772645451.jpgdscf6265-17313116833111538802890.jpgdscf6289-1731311683253457366577.jpg
dscf6297-1731311683219855570881.jpgdscf6318-173131168316424116009.jpgdscf6303-1731311824395400930157.jpg

Hoạt động tại Cung thiếu nhi không chỉ thu hút các bé mà các bạn trẻ cũng cùng gia đình cũng tham gia trải nghiệm ngay từ sáng đầu tuần. 

Cung Thiếu nhi không chỉ là mảnh đất ký ức của nhiều thế hệ học sinh và là cái nôi cho nghệ thuật tương lai, mà còn tiếp tục là bệ phóng cho sự sáng tạo không ngừng. Qua sự lựa chọn tỉ mỉ của nhóm giám tuyển, những tác phẩm nghệ thuật từ quá khứ được hồi sinh, những dự án đang dở dang được hoàn thiện, tất cả nhằm kết nối cộng đồng, khơi gợi những suy tư và tạo dựng tương lai từ ký ức văn hoá.

le-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-1-1731312355284944469009.jpgle-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-2-1731312355302687450462.jpgle-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-3-1731312355351240631967.jpg
le-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-4-17313123553761461506198.jpgle-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-5-17313123553861129157917.jpgle-hoi-thiet-ke-sang-tao-cung-thieu-nhi-6-173131235540630977537.jpg

Và đây cũng hứa hẹn là không gian tuyệt vời để các phụ huynh dẫn con trẻ đến trải nghiệm, vui chơi những ngày trong tuần, cuối tuần, đặc biệt trong thời gian diễn ra Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.

2. Bắc Bộ phủ

Hà Nội - nơi nhiều con phố cổ kính đều kể chuyện của lịch sử, với dấu ấn đậm nét của người Pháp xưa. Những con phố ở quận Hoàn Kiếm mang hơi thở Pháp điển hình được thiết kế đan xen hài hòa giữa các tòa nhà - vườn hoa - mặt hồ. Dạo bước trên con đường từ Lý Thái Tổ đến Lê Thánh Tông, bạn sẽ bắt gặp những công trình nổi bật như Ngân hàng Nhà nước, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn hay Đại học Tổng hợp. Đan xen các công trình kiến trúc là những vườn hoa: Diên Hồng, Cổ Tân, Tao Đàn... mỗi một địa điểm là một chứng nhân cho thời gian.

bac-bo-phu-3-1731313504864747512939.jpg

Nhưng, đằng sau vẻ đẹp đậm màu kiến trúc Pháp ấy, chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi giữa Thủ đô vẫn có thể chứng kiến vết đạn từ gần một thế kỷ trước. Hàng rào sắt của Bắc Bộ phủ giữa lòng thành phố hiện đại lại giữ những "vết sẹo" - những dấu tích của những trận đánh ác liệt, những mảnh kim loại vẫn còn găm vào làm chứng cho quá khứ đầy bi tráng.

Chẳng phải người Việt nào cũng biết rằng, chính những "vết sẹo" này là dấu ấn của Cách mạng tháng Tám - ngày mà quân ta đã chiếm Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, nay là Nhà khách Chính phủ, chính Bác Hồ đã từng sống và làm việc tại đây. Khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Bắc Bộ phủ lại trở thành tâm điểm của cuộc đấu tranh, nơi quân Pháp tập trung sức mạnh để chiếm lại, và những "vết sẹo" từ bên ngoài vào là minh chứng cho sức mạnh ấy.

bac-bo-phu-7-17313136551531612977920.jpgbac-bo-phu-6-1731313655131333813506.jpg
bac-bo-phu-5-17313136551081371088358.jpg

Đây cũng là nơi anh hùng Lê Gia Đỉnh đã hy sinh anh dũng, khi anh đơn độc chiến đấu để quân ta có thể rút lui an toàn. Anh đã được tôn vinh là "cảm tử quân số 1" của Hà Nội, một biểu tượng của lòng quả cảm và tinh thần yêu nước bất khuất.

bac-bo-phu-4-17313135611741058293840.jpgbac-bo-phu-8-1731313561176348971855.jpgbac-bo-phu-15-1731313561192642304165.jpg
bac-bo-phu-2-17313135612071377941450.jpgbac-bo-phu-1-17313135611951233324229.jpgbac-bo-phu-14-17313135611861113035747.jpg

Lần đầu tiên, Bắc bộ phủ (nay là Nhà khách Chính phủ) được mở cửa đón nhân dân vào tham quan. Trong khuôn khổ sự kiện của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, tại Bắc Bộ phủ, ba mẹ, các bé cũng như toàn thể nhân dân được khám phá trải nghiệm "Dòng". Điểm khởi đầu là bức graffiti tại Vườn hoa Con cóc mô tả lại bức tranh nổi tiếng của Bắc Bộ phủ khi nhân dân và tự vệ chiến đấu bảo vệ Hà Nội tiến đến chiếm Phủ Khâm sai năm 1945.

bac-bo-phu-9-17313137308761315526544.jpgbac-bo-phu-13-17313137309711257349795.jpgbac-bo-phu-12-1731313730969404933091.jpg
bac-bo-phu-10-1731313730896928513655.jpgbac-bo-phu-11-17313137309082083592176.jpg

Tiếp đó là Ban công lãng mạn. Đứng tại "góc ban công" có thể nhìn thẳng được vào cổng Bắc Bộ phủ với sắp đặt "Điểm chạm" - đánh dấu vết đạn của Hà Nội mùa đông năm 1946. Tiến vào Bắc Bộ phủ đến sân sau, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng Pavilion "Dòng" mở ra với triển lãm "Hiện" xung quanh đài phun nước - Vườn hoa Con cóc thứ 2 mà ít người biết tới.

3. Vườn hoa Lý Thái Tổ

Vườn hoa Lý Thái Tổ cũng là một trong những điểm đến cuối tuần được nhiều phụ huynh lẫn các bé háo hức đến trải nghiệm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm nay. Không gian "Giao lộ ký ức" VPBank x Tòhe, đón số lượng các gia đình đưa con về đây tham gia các hoạt động trải nghiệm ở Nhà chiếu phim ký ức, Xưởng in dấu tháng năm, Xưởng ghép gạch và Xưởng rối ngày càng đông.

z6020850872788c7425f494828fd4ec5c4a568182a8b85-17313159392751997554157.jpgz6020850872787beb444a12414d283116252400c22cb8a-1731315939290587090559.jpg
z602085087278952f0c1a8f23acc6fced5a3c016037572-17313159393371313878015.jpg

Được bao quanh bởi không gian xanh, "Giao lộ ký ức" - VPBank x Tòhe được thiết kế ôm lấy Nhà Bát giác ở vườn hoa Lý Thái Tổ. Trong khuôn viên Nhà Bát giác được thực hiện chiếu chùm phim Đáng đời thằng cáo, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bàn tay khổng lồ, Mèo Con, Con sáo biết nói, Chuyện ông Gióng và Rồng lửa Thăng Long, các bé biết được phim hoạt hình thế hệ ông bà, cha mẹ các em từng xem trông như thế nào. Biết được ngày xưa với điều kiện kĩ thuật thô sơ, nhiều hạn chế, Trương Qua và Ngô Mạnh Lân - hai đạo diễn tiên phong của ngành hoạt hình Việt Nam - đã sáng tạo nên những bộ phim hoạt hình ra sao. 

dscf6406-17313162849441647300584.jpgdscf6416-1-1731316284879412502808.jpg
dscf6407-17313162848991390062233.jpg

Đây không chỉ là những hoạt động vừa học vừa chơi mà còn giúp các em hiểu thêm về văn hóa truyền thống.

4. "Thánh đường tri thức" giữa Thủ đô

Đại học Tổng hợp cũ (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) tại số 19 Lê Thánh Tông là nơi trưng bày cụm các tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo "Cảm thức Đông Dương" trong Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024. Tại đây, các bé có thể chiêm ngưỡng được những tác phẩm điêu khắc, hội họa, sắp đặt,... được trưng bày từ tầng trệt trên cao. 

dai-hoc-tong-hop-2-1731315340117205694983.jpgdai-hoc-tong-hop-1-1731315340510716376970.jpgdai-hoc-tong-hop-17-1731315340454136406221.jpg
dai-hoc-tong-hop-16-1731315340422245540988.jpgdai-hoc-tong-hop-4-1731315340188683806552.jpgdai-hoc-tong-hop-3-173131534013769465415.jpg

Tại đây, các bé sẽ được khám phá không gian xưa cũ với kiến trúc đặc trưng Đông Dương - một vẻ đẹp mới lộng lẫy và cổ điển - nơi mà các con chưa từng nghĩ ở Hà Nội sẽ có. Chưa kể, với công nghệ trình chiếu hiện đại, không chỉ các bé mà nhiều phụ huynh cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt, độc đáo của tòa nhà có kiến trúc đặc biệt này.

dai-hoc-tong-hop-7-1731315340222259680857.jpgdai-hoc-tong-hop-6-17313153402011418881567.jpgdai-hoc-tong-hop-9-17313153402921562399103.jpg
dai-hoc-tong-hop-10-1731315340330960498643.jpgdai-hoc-tong-hop-5-17313153401911969106544.jpgdai-hoc-tong-hop-8-1731315340274902206211.jpg

Đặc biệt, trong tòa nhà còn có Bảo tàng Sinh vật với tuổi đời cả trăm năm. Tại đây, các bé có thể thỏa thích khám phá vô số phiên bản các loại sinh vật từ dưới nước đến trên cạn, từ chim tới thú, từ cá tới rắn,... và cả mô hình khủng long khổng lồ nữa, đảm bảo độc lạ mà nhiều bé chưa được chiêm ngưỡng bao giờ.

dai-hoc-tong-hop-11-173131558473244006661.jpgdai-hoc-tong-hop-14-1731315584816624191314.jpg
dai-hoc-tong-hop-12-173131558475043213880.jpgdai-hoc-tong-hop-13-173131558476537465657.jpg

5. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Đến với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, các bé cùng ba mẹ sẽ được trải nghiệm dòng chảy lịch sử của dân tộc từ thời tiền sử đến hiện tại ngay giữa lòng Thủ đô. Kiến trúc bảo tàng mang đậm phong cách kiến trúc Đông Dương độc đáo, là biểu tượng di sản trong di sản của Hà Nội chứa trong mình những hiện vật quý giá. Tại đây, người dân sẽ được sống lại từng khoảnh khắc lịch sử sống động và đầy sức sáng tạo với công trình Pavilion Rồng rắn lên mây, trưng bày sáng tạo trong khuôn viên bảo tàng.

z60178204617260f6e20ac311431fb7571db61f9a0484c-1731316699927850498455.jpgz6017820454477fb1a6d9f06c8809db5bfad578084877f-17313166998991023878924.jpg
z601782042199557e19044daf9cd81fc7cb620ce15ca98-1731316699824987659157.jpg

Pavilion "Rồng rắn lên mây" lấy theo tên gọi của một trò chơi dân gian rất đỗi quen thuộc với trẻ em Việt Nam trước đây, nhưng giống như số phận của nhiều trò chơi dân gian khác đang dần bị quên lãng. Trong trò chơi đó hình ảnh trẻ em nối đuôi nhau kéo dài, liên tục uốn lượn cũng giống như hình thái của Pavilion uốn khúc nhẹ nhàng nương theo đường dạo phụ của khuôn viên bảo tàng.

bao-tang-lic-su-quoc-gia-2-1731317160760220545194.jpgbao-tang-lic-su-quoc-gia-1-17313171607161951484984.jpgbao-tang-lic-su-quoc-gia-5-1731317160697921975380.jpg
dscf6209-1-17313171803991621181751.jpgbao-tang-lic-su-quoc-gia-4-1731317160773798183134.jpgbao-tang-lic-su-quoc-gia-3-17313171607712534732.jpg

Việc lựa chọn tuyến đường đạo phụ nhằm tạo ra một cấu trúc mới mẻ hòa nhập vào cảnh quan hiện hữu của bảo tàng. Tại Pavilion, một số mô hình thu nhỏ của Bảo tàng Lịch sự Quốc gia với các tỷ lệ và chất liệu khác nhau. Pavilion Rồng rắn lên mây hy vọng sẽ phần nào đó giúp các bé thêm nhiều ký ức về trò chơi dân gian, làm giàu thêm thế giới tinh thần trẻ thơ phong phú và đẹp đẽ.

***

Những ngày Hà Nội nắng vàng rực rỡ trong làn gió se se, chẳng gì tuyệt vời hơn là cùng các con đi trải nghiệm những hoạt động thú vị, sáng tạo và ý nghĩa này. Tất cả chương trình khám phá các tác phẩm nghệ thuật, các chương trình thời trang, âm nhạc của "Giao lộ Sáng tạo" năm nay đều miễn phí. Chỉ chờ cả gia đình mình đến khám phá!

Trong suốt 9 diễn ra Lễ hội từ 9 đến 17/11, 110+ hoạt động gồm nhiều công trình, triển lãm, trưng bày, chương trình nghệ thuật, tọa đàm, hội thảo hoạt động cộng đồng sẽ diễn ra trên toàn tuyến Lễ hội trải dài trên các tuyến phố Lý Thái Tổ, Lê ThánhbTông và Tràng Tiền.

Thời gian tham quan và trải nghiệm chính thức:

- Ban ngày: Buổi sáng từ 08:30 - 12:00 và buổi chiều từ 13:00 - 17:00 tại tất cả các điểm trên giao lộ sáng tạo.

- Buổi tối: Lễ hội chỉ có hoạt động buổi tối vào các ngày cuối tuần (9-10 & 16-17/11) tại 2 điểm là Cung Thiếu nhi Hà Nội và Phố Tràng Tiền.

Hệ sinh thái hoạt động của Lễ hội

- Có những hoạt động xuyên suốt trong 9 ngày

- Có những hoạt động chỉ diễn ra một lần, có những hoạt động lặp lại một số lần

- Có những hoạt động giới hạn số khách trong một lần thăm quan

- Có những hoạt động giới hạn độ tuổi chỉ dành cho người trên 16 tuổi

Vì vậy, để có chuyến đi thuận lợi và hạnh phúc hơn:

- Hãy nghiên cứu thông tin trên website: https://www.lehoithietkesangtao.vn/hoat-dong và lựa chọn các hoạt động phù hợp. Bạn cũng có thể thuê một trợ lý cùng bạn thảo luận và thiết kế chuyến đi thật phù hợp bằng cách liên lạc với Tubudd: https://breezing.in/vi/vietravel-tour-di-san-hfdc-2024/

- Đừng ngại hỏi các bạn tình nguyện viên mặc áo và đeo thẻ tại các điểm thăm quan trải nghiệm, các bạn ấy sẽ hướng dẫn chúng mình chi tiết.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022