Cổ nhân có câu: "Thiện không tích, khó thành danh. Ác không tích, khó diệt thân". Một người muốn tạo dựng tên tuổi, cần tích đức từng ngày; còn kẻ có lòng dạ độc ác, sớm muộn cũng sẽ tự diệt vong bởi chính những điều xấu xa mình gây ra. Trong cuộc sống, việc nhận diện người tốt kẻ xấu là vô cùng quan trọng. Có những kiểu người chỉ cần để ý vài nét nhỏ cũng đủ biết họ bản chất có vấn đề. Dưới đây là ba biểu hiện điển hình giúp bạn nhận diện một người có thực sự tử tế hay không dù họ có cố che giấu khéo léo đến đâu.

1. Bất hiếu với cha mẹ - dấu hiệu đầu tiên của một người xấu xa

Người xưa dạy: "Cây có cội, nước có nguồn, người có tổ tiên". Làm con, điều cơ bản nhất chính là hiếu thảo với cha mẹ – những người đã sinh thành, dưỡng dục ta nên người. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại, không ít người coi nhẹ điều này: Có người xem cha mẹ như người giúp việc, có người thì đối xử lạnh nhạt, thậm chí xem đấng sinh thành là gánh nặng.

Người bất hiếu thường cho rằng những điều cha mẹ làm cho mình là đương nhiên, còn bản thân thì chẳng cần báo đáp. Họ sẵn sàng tỏ ra tử tế với người ngoài, nhưng lại vô tâm với chính người đã nuôi dưỡng mình. Đó là một loại ác – âm ỉ và nguy hiểm.

Hãy nhớ rằng: Ai không tử tế với cha mẹ thì cũng khó tử tế thật lòng với bất kỳ ai khác. Gắn bó hay làm việc chung với những người như vậy chẳng khác nào gieo mầm rắc rối. Bởi một người không còn tình thân trong tim, thì những giá trị đạo đức khác cũng rất dễ bị họ chà đạp.

Như câu nói xưa vẫn còn nguyên giá trị: "Người con bất hiếu như ngọn liễu trong gió, không gốc, không rễ, lạc loài vô phương hướng".

1753520731-778f5ae3-c168-43bf-ac0c-68140d8c84a6faceimage-17535207639471855713303-1753523722078-17535237222351165750449.jpeg

2. Tham lam vô độ - tâm ác được giấu sau vẻ hào nhoáng

Một người có lòng tham quá lớn sẽ bất chấp mọi giá trị đạo đức chỉ để đạt được điều mình muốn. Với họ, không gì quan trọng hơn lợi ích cá nhân kể cả tình nghĩa, lương tâm hay nhân cách.

Những người này thường rất giỏi xã giao, nhưng không phải để kết nối cảm xúc mà để mưu cầu lợi ích. Họ có thể tỏ ra vui vẻ, nhiệt tình miễn là bạn còn "giá trị sử dụng". Một khi bạn không còn gì để họ lợi dụng, họ sẽ quay lưng lạnh lùng như chưa từng quen biết.

Sự tham lam không chỉ khiến người đó đánh mất nhân tính mà còn đẩy họ vào con đường cô độc, bị bạn bè xa lánh, gia đình quay lưng. Dù có khôn khéo tới đâu, cái tâm không tử tế sớm muộn cũng bị phát hiện.

Cổ nhân từng nói: "Tham lam sẽ dẫn con người tới bờ vực diệt vong, bởi họ mãi chạy theo lợi ích mà đánh mất lương tâm và đạo đức".

Gặp người như vậy, tốt nhất nên giữ khoảng cách an toàn, để không bị kéo vào những mối quan hệ độc hại.

1753520731-ab006428-5b52-4d07-9960-df7c173d336ffaceimage-17535207639971854879890-1753523723022-17535237232031181346510.jpeg

3. Giả tạo, sống hai mặt - lớp vỏ đạo đức che đậy tâm địa hiểm độc

Một kiểu người độc hại khác chính là kẻ luôn khoác lên mình chiếc mặt nạ tử tế. Họ nói lời ngọt ngào, hành xử lịch thiệp, nhưng bên trong là cả một kế hoạch toan tính. Trước mặt bạn họ vỗ về, sau lưng lại sẵn sàng đâm sau lưng không thương tiếc.

Người sống giả tạo thường giỏi giấu mình, giỏi "diễn". Họ luôn biết cách lấy lòng người khác, tỏ ra vô hại để chiếm được lòng tin. Nhưng khi có cơ hội, họ sẽ là người đầu tiên hãm hại bạn nếu điều đó đem lại lợi ích cho họ.

Cái ác ở đây không nằm ở hành động cụ thể, mà nằm ở sự tính toán lạnh lùng và việc sử dụng lòng tốt người khác như một công cụ. Và điều đáng sợ là, những người như vậy rất khó phát hiện sớm trừ khi bạn đã từng bị họ "đâm một nhát thật sâu".

Chính vì thế, cổ nhân mới dạy: "Thà kết bạn với người nóng nảy còn hơn đi cùng kẻ đạo đức giả".

Con người không ai hoàn hảo, nhưng nếu một người hội tụ đủ ba điều: Bất hiếu, tham lam và giả tạo , thì bạn nên xem xét lại mối quan hệ với họ. Họ không chỉ làm tổn thương người xung quanh, mà còn đầu độc không khí tinh thần của những người gần gũi.

Trong một xã hội đầy rẫy sự cạnh tranh và hỗn loạn, việc giữ bên mình những người tử tế – sống thật, có trước có sau là tài sản quý giá nhất. Và quan trọng hơn hết, hãy tự soi lại chính mình, để đừng vô tình trở thành người mà người khác cần tránh xa.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022