Muốn độc thân nhưng bị giục kết hôn
A.J., một phụ nữ 40 tuổi sống tại Malaysia, vốn hài lòng với cuộc sống độc thân. Cô không muốn lập gia đình, càng không có ý định sinh con vì lo ngại gánh nặng tài chính và trách nhiệm nuôi dạy trẻ.
Tuy nhiên, mong muốn sống một mình đến cuối đời của cô vấp phải rào cản lớn từ gia đình, họ liên tục thúc ép chuyện kết hôn.
Không chịu nổi áp lực, A.J. đã chọn kết hôn với một người đàn ông đồng tính cũng đang rơi vào tình cảnh bị bố mẹ bắt cưới vợ.
"Cuộc hôn nhân lý tưởng" giữa hai người không yêu nhau
Người đàn ông mà A.J. quen là một người đồng tính 36 tuổi. Khi A.J. đưa ra đề xuất kết hôn, anh nhanh chóng đồng ý.
Họ cùng nhau soạn thảo một bản thỏa thuận hôn nhân, đặt ra các nguyên tắc chung: không quan hệ tình dục, không ràng buộc trách nhiệm như một cuộc hôn nhân truyền thống, và đặc biệt nếu một trong hai người nảy sinh tình cảm với người khác, sẽ ly hôn trong hòa bình.
Sau khi thống nhất, họ đưa nhau về ra mắt gia đình và hôn lễ rất nhanh đã được tổ chức.

Dù không phải là vợ chồng đúng nghĩa, cả hai vẫn sống chung hòa hợp. Ảnh minh họa
Sống hòa hợp trong cuộc hôn nhân không có tình yêu thể xác
Dù không phải là vợ chồng đúng nghĩa, cả hai vẫn sống chung hòa hợp.
A.J. cho biết, họ thấu hiểu, chia sẻ với nhau mọi điều, cùng hỗ trợ và tin tưởng nhau tuyệt đối.
Theo cô, đây là mối quan hệ kiểu "tình yêu Platonic" (tình yêu thuần khiết, không có sự rung động về thể xác hay quan hệ tình dục), thường được xây dựng trên nền tảng của sự thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.
A.J. không ngần ngại công khai câu chuyện của mình, dù nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ cư dân mạng.
Một số người sốc trước khái niệm hôn nhân như một "hợp đồng xã hội", không có tình yêu hay trách nhiệm gia đình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến ủng hộ, cho rằng trong một xã hội còn nhiều áp lực định kiến, lựa chọn của A.J. là thông minh và thực tế.
Kết hôn để được… sống như người độc thân
Câu chuyện của A.J. đã đặt ra một vấn đề xã hội đáng suy ngẫm: Liệu hôn nhân có nhất thiết phải đi kèm tình yêu, tình dục và nghĩa vụ làm cha mẹ? Với nhiều người, hôn nhân là sự gắn kết toàn diện, nhưng với A.J. và chồng, đó đơn thuần là một thỏa thuận giúp cả hai sống đúng với con người thật của mình mà vẫn giữ trọn chữ hiếu với gia đình.
5 lý do khiến ngày càng nhiều người trẻ lựa chọn sống độc thân

Thời điểm trước, không ít phụ nữ buộc phải chịu đựng những lời xúc phạm, chế nhạo từ xã hội vì lựa chọn lối sống độc thân, nhưng ngày nay suy nghĩ này đang được thay thế. Ảnh minh họa
Kỹ lưỡng khi chọn bạn đời
Nhiều người vẫn không ngừng tìm kiếm mối quan hệ bền chặt để cùng nhau đi đến cuối đời, nhưng kết quả họ vẫn chọn độc thên vì dường như họ không tìm được bạn đời phù hợp.
Rất nhiều phụ nữ chọn lựa độc thân không phải vì họ ghét bỏ việc kết hôn, mà ngược lại, hôn nhân với họ quan trọng. Nói cách khác, họ trở nên đắn đo, kỹ lưỡng hơn với việc lựa chọn bạn đời bởi lo ngại rủi ro hôn nhân.
Hôn nhân là một gánh nặng vô hình
Có thể thấy tỉ lệ nữ giới đi làm tại các công ty ngày càng gia tăng, nhưng họ vẫn luôn chịu ràng buộc bởi những quy chuẩn về trách nhiệm làm vợ, làm mẹ trong gia đình.
Trong văn hóa Nhật và nhiều quốc gia khác, người vợ buộc phải chịu trách nhiệm chăm sóc con cái, lo toan việc nhà cửa, dù có đi làm hay chỉ làm nội trợ, trong khi đàn ông thì không.
Chính bởi những tiêu chuẩn kép, nữ giới hoàn toàn không muốn kết hôn, thay vào đó họ muốn hưởng sự tự do, tập trung làm việc và làm những điều mình thích.
Không có niềm tin vào người khác
Mặc dù có rất nhiều câu chuyện tình yêu tuyệt vời nhưng cũng không ít chuyện tình có kết thúc không tốt đẹp khiến chúng ta mất đi niềm tin vào tình yêu.
Sự thật này có thể ảnh hưởng đến khả năng tin tưởng, có thể khiến bạn cảm thấy khó tin những gì người khác nói hay hứa hẹn.
Hoặc đơn giản là bạn cảm thấy thời gian chúng ta cần để tìm hiểu tính cách một ai đó, xem họ có đáng tin tưởng được hay không có vẻ là quá dài và lãng phí.
Không còn thời gian cho người thân
Không chỉ vì sự nghiệp hay sở thích cá nhân, một số ít phụ nữ lựa chọn không kết hôn vì bản thân phải chăm sóc cho người thân (đa phần là bố mẹ già).
Việc dồn hết công sức, thời gian để chăm lo cho gia đình nhỏ mà lơ là quan tâm đến bố mẹ là điều họ không thể làm được.
Nhiều người cho rằng "chỉ cần sắp xếp thời gian vẫn có thể cân đối" nhưng công việc, chăm lo cho chồng con, và thêm cả bố mẹ đẻ khiến họ bị quá tải.
Muốn được sống bằng chính khả năng của mình
Thời điểm trước, không ít phụ nữ buộc phải chịu đựng những lời xúc phạm, chế nhạo từ xã hội vì lựa chọn lối sống độc thân, nhưng ngày nay suy nghĩ này đang được thay thế.
Thay vì phải "hết mình vì gia đình", nữ giới mong muốn tìm ra điểm mạnh của bản thân, được đi làm, kiếm tiền và trang trải cuộc sống thay vì chỉ làm công việc nội trợ.

GĐXH - Hơn 30 năm sống trong một cuộc hôn nhân không tình yêu, bà Lâm quyết định ly hôn. "Tôi đã phục vụ cả đời như một người giúp việc trong chính gia đình mình."