VNE-Pic-1-1670231791.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=S4FjXFeAhQW-4S7wfeYTOw

Một tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng từ Cape Canaveral vào sáng sớm ngày 19/6, lao vọt lên phía trên rừng cây bách. Ảnh: Mac Stone

Một tên lửa Falcon 9 của SpaceX phóng từ Cape Canaveral vào sáng sớm ngày 19/6, lao vọt lên phía trên rừng cây bách. Ảnh: Mac Stone

VNE-Pic-2-1670231792.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RYg1xWDmkRr7fwixMSDclA

Để tạo ra bức ảnh chụp vườn quốc gia Bears Ears, nhiếp ảnh gia Stephen Wilkes chụp 2.092 bức ảnh trong hơn 36 giờ và kết hợp 44 bức ảnh. Thắng cảnh ở đông nam bang Utah phản ánh rủi ro đối với những khu vực độc đáo không thể thay thế của Mỹ trước hoạt động khoan và khai thác mỏ. Ảnh: Stephen Wilkes

Để tạo ra bức ảnh chụp vườn quốc gia Bears Ears, nhiếp ảnh gia Stephen Wilkes chụp 2.092 bức ảnh trong hơn 36 giờ và kết hợp 44 bức ảnh. Thắng cảnh ở đông nam bang Utah phản ánh rủi ro đối với những khu vực độc đáo không thể thay thế của Mỹ trước hoạt động khoan và khai thác mỏ. Ảnh: Stephen Wilkes

VNE-Pic-3-1670231792.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vmgqaBNGUmXdxhQgWVMFCg

Một thiết bị lọc nhỏ trên mái phòng thí nghiệm ở ETH Zurich hút carbon dioxide và nước trực tiếp từ không khí và đưa vào lò phản ứng tập trung bức xạ Mặt Trời. Quá trình này tạo ra nhiệt lượng cực cao, chia tách phân tử và sinh ra hỗn hợp có thể xử lý thành kerosene hoặc methanol. Các nhà nghiên cứu hy vọng hệ thống này sẽ giúp sản xuất nhiên liệu phản lực không thải carbon. Ảnh: Davide Monteleone

Một thiết bị lọc nhỏ trên mái phòng thí nghiệm ở ETH Zurich hút carbon dioxide và nước trực tiếp từ không khí và đưa vào lò phản ứng tập trung bức xạ Mặt Trời. Quá trình này tạo ra nhiệt lượng cực cao, chia tách phân tử và sinh ra hỗn hợp có thể xử lý thành kerosene hoặc methanol. Các nhà nghiên cứu hy vọng hệ thống này sẽ giúp sản xuất nhiên liệu phản lực không thải carbon. Ảnh: Davide Monteleone

VNE-Pic-4-1670231792.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pjmSb_RDCxBFQcJYFil_3A

Nhiếp ảnh gia Rena Effendi tới Armenia và Azerbaijan để tìm kiếm Satyrus effendi, loài bướm hiếm đặc hữu đặt theo tên cha cô là nhà côn trùng học Rustam Effendi. Tuy Effendi chưa trông thấy loài bướm này trong tự nhiên, cô đã chụp ảnh mẫu vật trong cabin của Parkev Kazarian, người nhồi bông thú ở thị trấn vùng núi Gyumri, Armenia. Ảnh: Rena Effendi

Nhiếp ảnh gia Rena Effendi tới Armenia và Azerbaijan để tìm kiếm Satyrus effendi, loài bướm hiếm đặc hữu đặt theo tên cha cô là nhà côn trùng học Rustam Effendi. Tuy Effendi chưa trông thấy loài bướm này trong tự nhiên, cô đã chụp ảnh mẫu vật trong cabin của Parkev Kazarian, người nhồi bông thú ở thị trấn vùng núi Gyumri, Armenia. Ảnh: Rena Effendi

VNE-Pic-5-1670231792.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OzhYLB_MCOqc7xIR1MY2Ow

Những nhà khoa học ở công ty sản xuất thủy tinh và gốm Corning tại New York tạo ra loại gốm ruy băng dẻo và bền, có thể kéo thành sợi mỏng hơn tờ giấy, có thể dùng trong sản xuất cảm biến xe hơi và nhiều thiết bị khác sử dụng trong môi trường khắc nghiệt hoặc loại pin mới. Ảnh: Christopher Payne

Những nhà khoa học ở công ty sản xuất thủy tinh và gốm Corning tại New York tạo ra loại gốm ruy băng dẻo và bền, có thể kéo thành sợi mỏng hơn tờ giấy, có thể dùng trong sản xuất cảm biến xe hơi và nhiều thiết bị khác sử dụng trong môi trường khắc nghiệt hoặc loại pin mới. Ảnh: Christopher Payne

VNE-Pic-6-1670231793.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xitnzXWhaQbxkIByJ-cI-g

Các nhà khoa học thần kinh ở Đại học Virginia ghi lại hoạt động não của bé trai 9 tháng tuổi Ian Boardman trong khi cọ vào da bé để kích hoạt phản ứng sợi thần kinh. Ảnh: Lynn Johnson

Các nhà khoa học thần kinh ở Đại học Virginia ghi lại hoạt động não của bé trai 9 tháng tuổi Ian Boardman trong khi cọ vào da bé để kích hoạt phản ứng sợi thần kinh. Ảnh: Lynn Johnson

VNE-Pic-7-1670231793.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=2sMM1WhTz2jBToiGj9aBWA

Voi châu Á hoang dã đứng lẫn với đàn gia súc ở một bãi rác gần Minneriya, trung tâm Sri Lanka. Quốc đảo này là ngôi nhà của 6.000 con voi sống gần với con người. Do mất môi trường sống là rừng cây ở vùng đất thấp, voi châu Á lang thang quanh nơi ở của con người và có thể ăn ít nhất 100 loại cây khác nhau. Giới nghiên cứu đang theo dõi nồng độ cortisol, một hormone stress có hại cho sức khỏe của voi. Ảnh: Brent Stirton

Voi châu Á hoang dã đứng lẫn với đàn gia súc ở một bãi rác gần Minneriya, trung tâm Sri Lanka. Quốc đảo này là ngôi nhà của 6.000 con voi sống gần với con người. Do mất môi trường sống là rừng cây ở vùng đất thấp, voi châu Á lang thang quanh nơi ở của con người và có thể ăn ít nhất 100 loại cây khác nhau. Giới nghiên cứu đang theo dõi nồng độ cortisol, một hormone stress có hại cho sức khỏe của voi. Ảnh: Brent Stirton

VNE-Pic-8-1670231793.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OkJQfWXQaGMXnmYMd1hv4Q

Với đôi cánh giang rộng để bảo vệ, nữ thần Isis đứng canh gác trên quan tài đá của pharaoh Tutankhamun hàng thiên niên kỷ. Isis đã chứng kiến nhiều sự kiện. Không lâu sau khi vua Tut được chôn cất ở Thung lũng các vị vua của Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên, những kẻ trộm mộ vơ vét của cải trong ngôi mộ. Năm 1922, nhóm chuyên gia đứng đầu là nhà khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện và khai quật ngôi mộ. Gần như tất cả vật sở hữu của vua Tutankhamun hiện nay đang nằm ở Đại bảo tàng Ai Cập tại vùng ngoại ô Cairo. Quan tài vẫn đặt trong nghĩa trang cùng với xác ướp của vị vua trẻ. Ảnh: Paolo Verzone

Với đôi cánh giang rộng để bảo vệ, nữ thần Isis đứng canh gác trên quan tài đá của pharaoh Tutankhamun hàng thiên niên kỷ. Isis đã chứng kiến nhiều sự kiện. Không lâu sau khi vua Tut được chôn cất ở Thung lũng các vị vua của Ai Cập vào thế kỷ 14 trước Công nguyên, những kẻ trộm mộ vơ vét của cải trong ngôi mộ. Năm 1922, nhóm chuyên gia đứng đầu là nhà khảo cổ người Anh Howard Carter phát hiện và khai quật ngôi mộ. Gần như tất cả vật sở hữu của vua Tutankhamun hiện nay đang nằm ở Đại bảo tàng Ai Cập tại vùng ngoại ô Cairo. Quan tài vẫn đặt trong nghĩa trang cùng với xác ướp của vị vua trẻ. Ảnh: Paolo Verzone

VNE-Pic-9-1670231793.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=v_19ZcvuQUbr1r_NQ0uxbA

Với bộ đồ bảo hộ, Armando Salazar cẩn thận bước trên mặt đá nóng bỏng, lấy một khối dung nham nóng cháy bằng cây cào. Đó là một ngày làm việc của Salazar, chuyên gia khẩn cấp trong quân đội Tây Ban Nha, khi ông thu thập mẫu vật trong vụ phun trào năm 2021 ở núi lửa Cumbre Vieja tại La Palma. Các nhà khoa học cũng bước qua dòng dung nham để theo dõi khí gas, ghi chép về động đất nhằm hiểu rõ hơn về vụ phun trào kéo dài gần 86 ngày. Phát hiện có thể giúp họ xác định khả năng phun trào trong tương lai của Cumbre Vieja. Ảnh: Arturo Rodriguez

Với bộ đồ bảo hộ, Armando Salazar cẩn thận bước trên mặt đá nóng bỏng, lấy một khối dung nham nóng cháy bằng cây cào. Đó là một ngày làm việc của Salazar, chuyên gia khẩn cấp trong quân đội Tây Ban Nha, khi ông thu thập mẫu vật trong vụ phun trào năm 2021 ở núi lửa Cumbre Vieja tại La Palma. Các nhà khoa học cũng bước qua dòng dung nham để theo dõi khí gas, ghi chép về động đất nhằm hiểu rõ hơn về vụ phun trào kéo dài gần 86 ngày. Phát hiện có thể giúp họ xác định khả năng phun trào trong tương lai của Cumbre Vieja. Ảnh: Arturo Rodriguez

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022