ky-duyen-1-jpeg-9722-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hc2a29c9mfls8sky6_YuTQ

Sáng mồng ba, Kỳ Duyên 'selfie' với bố trên đường lên Yên Tử, ngọn núi cao nhất thuộc dãy Yên Tử trải dài trên địa bàn ba tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương.

ky-duyen-8-jpeg-9599-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Hm7Frh0MCqL5iyClizX73Q

Có hai cách lên Yên Tử: đi bộ và cáp treo. Hoặc du khách có thể chọn kết hợp đi bộ lẫn cáp treo như Kỳ Duyên để vừa tiết kiệm thời gian, vừa đỡ mệt. Đoạn đường đi bộ khoảng 6 km địa hình đồi núi và bậc thang, tuy vất vả, bù lại không khí dễ chịu, cảnh xung quanh đẹp. Tổng thời gian di chuyển khoảng 3 - 5 tiếng đồng hộ tùy vào sức khỏe người leo. Hoa hậu kể hôm cô đi, mọi người leo núi rất đông, bước cả ngàn bậc thang nhưng ai cũng rất sung sức. Cô cảm thấy rất vui khi lần đầu được leo Yên Tử, lại còn đúng dịp đầu năm.

ky-duyen-11-jpeg-8825-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nE14CdMqTzXJYQTyshC3-g

Du khách đi cáp treo dài khoảng 1,2 km, độ cao khoảng 450 m. Ngồi trong cabin, du khách có thể ngắm khung cảnh núi rừng ở Yên Tử. Từ bãi đỗ xe, du khách đi qua cầu Giải Oan rồi lên chùa, sau đó đi men theo con đường bên phải chùa sẽ thấy ga 1 cáp treo. Du khách chỉ cần đi theo hướng dẫn, qua 4 ga cáp treo sẽ đến chùa Đồng. Tổng thời gian di chuyển lên đến đỉnh bằng cáp khoảng 3 tiếng đồng hồ.

ky-duyen-10-jpeg-3308-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Uvkf7RjjPiHqA5s35CuDqw

Kỳ Duyên và mẹ khi đang leo núi Yên Tử.

ky-duyen-15-jpeg-5761-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1KPAPqnSN01MuIiZk9ExGw

Kỳ Duyên ngồi trên mỏm đá ngắm cảnh chùa bên dưới. Cô kể trước hôm lên đường, Hà Nội gió lạnh nhưng hôm leo núi thì trời nắng, trong xanh, ngồi bên trên rất thích. 'Khung cảnh như một bức tranh', hoa hậu nói.

ky-duyen-14-jpeg-8455-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eOMHoHT2yua9n9R1LNd6lQ

Cô check in trước chùa Đồng trên núi Yên Tử.

ky-duyen-13-jpeg-2014-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BotkLCA7p2VrLSWoen4x-A

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự, tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử, đồng thời là ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất châu Á nằm trên đỉnh núi. Mỗi năm, chùa Đồng thu hút lượng lớn du khách lẫn Phật tử về đây thăm viếng, ngắm cảnh, nhất là vào mùa xuân.

ky-duyen-7-jpeg-6474-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CDwQCn86iAlATc-9YSpu0w

Du khách đến Yên Tử còn được xem người dân làm đặc sản chè lam, viết thư pháp. Ngoài ra, nhà Kỳ Duyên còn viết sớ để lên chùa cầu may, cầu bình an cho năm mới.

ky-duyen-3-jpeg-3465-1674720056.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nUIgXMw7M6_YnF6RI6CHDA

Tết năm nay, Yên Tử đón lượng khách tăng gấp đôi so với ngày thường và đông ngang trước Covid-19. Trong ngày mồng một Tết, gần 2.700 khách đã về Yên Tử đi lễ, ngắm cảnh. Mồng 10 Tết (tức 31/1), lễ khai hội và hội xuân Yên Tử năm 2023 sẽ được tổ chức sau hai năm gián đoạn vì Covid-19, dự kiến thu hút hàng chục nghìn du khách.

Diệp Tử

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022