Đây cũng là ca khúc chủ đề của Anti Fake News - cuộc thi sáng tạo nội dung trên TikTok với mục tiêu lan tỏa thông tin tích cực, hạn chế tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng. Cuộc thi với nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Tin do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) phối hợp với Báo VnExpress, FPT Online phát động. TikTok Việt Nam là đơn vị đồng tổ chức.

9245c1cbc46910374978-169708416-7262-6931-1697106320.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=plUCj_91CyfFTgjGJS9HKg

Nhạc sĩ, ca sĩ Bùi Công Nam chia sẻ về bài hát chủ đề của cuộc thi Anti Fake News tại họp báo công bố Chiến dịch Tin, ngày 11/10. Ảnh: Giang Huy

Nhạc sĩ chia sẻ, anh đồng ý tham gia chiến dịch bởi tin giả là vấn nạn nổi cộm khi các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển, cho phép người dùng khai thác quảng cáo. Bản thân anh cũng từng là nạn nhân của việc tung tin sai sự thật và phải đính chính trên trang cá nhân của mình.

"Tôi là một nhà sáng tạo nội dung nên tất cả thông tin đưa lên mạng đều phải chắt lọc kỹ. Các sản phẩm âm nhạc cũng phải mang đến năng lượng tích cực cho người nghe", anh chia sẻ trong họp báo công bố Chiến dịch Tin sáng 11/10, tại Hà Nội.

Để sáng tác ca khúc chủ đề cho cuộc thi Anti Fake News, anh chọn bản hit "Có không giữ, mất đừng tìm" và viết lại với lời mới bởi giai điệu này đã quen thuộc với nhiều người dùng mạng. Từ đó, công chúng có thể tiếp nhận thông điệp mới nhanh hơn.

"Tôi dành một tuần để thực hiện bài hát sau khi chọn được thông điệp đúng với cuộc thi. Qua ca khúc này, người nghe có thể nắm bắt dấu hiệu tin giả và hậu quả của việc lan truyền qua những câu nói thịnh hành trên mạng xã hội", nam nhạc sĩ chia sẻ.

nhac-si-bui-cong-nam-1697079407.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qJ4EXJq9lIvWf06Fo1NAsA
Nhạc sĩ Bùi Công Nam

Nhạc sĩ Bùi Công Nam chia sẻ về ca khúc chủ đề và trải nghiệm trở thành nạn nhân của tin giả. Video: Huy Mạnh

Chiến dịch Tin diễn ra từ ngày 2/10 đến 15/11, với các hoạt động chính sau: Cuộc thi sáng tạo nội dung "Anti Fake News" trên nền tảng TikTok; Chương trình nâng cao văn hóa mạng Việt Nam và rất nhiều những hoạt động, ấn phẩm truyền thông được chia sẻ rộng rãi trên mọi nền tảng mạng xã hội.

Trong đó, cuộc thi "Anti Fake News" gồm ba chủ đề chính: Thứ nhất, thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy "Anti Fake News" trên nền ca khúc chủ đề. Thứ hai, người dự thi cũng có thể hát bài hát chủ đề của cuộc thi hoặc sáng tác, viết lời bài hát riêng theo chủ đề "Anti Fake News".

Thứ ba, các nhà sáng tạo nội dung có thể chọn hình thức kể chuyện hoặc diễn hoạt cảnh về tình huống, cách xử lý khi bản thân hoặc những người xung quanh gặp phải những luồng thông tin sau: chưa đúng sự thật, kiểm chứng hoặc diễn giải chưa đúng bối cảnh gây ra hiểu lầm, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức khác; lừa đảo, khiến cộng đồng hiểu sai, dẫn đến những tác động tiêu cực; đạo đức của người làm truyền thông khi sản xuất thông tin trên không gian mạng.

Cuộc thi gồm hai vòng: Khởi tạo và Chung cuộc. Trong đó, vòng đầu tiên diễn ra từ ngày 28/9 đến 28/10. Ban tổ chức sẽ trao giải cho gần 20 nhà sáng tạo có phần dự thi ấn tượng. Tổng giá trị giải thưởng đến 150 triệu đồng.

Đến nay, hashtag #antifakenews trên nền tảng TikTok đã có 592.000 video và thu hút hơn hai tỷ lượt xem trong vòng chưa đầy một tháng khởi động.

bui-cong-nam-sang-tac-bai-hat-ve-chong-tin-gia-1697084101.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cvC_6_79gNf3CavuCcJjcw
Bùi Công Nam sáng tác bài hát về chống tin giả

Bài nhảy mẫu trên nền ca khú chủ đề của cuộc thi "Anti Fake News".

Nhật Lệ

Độc giả xem thêm thông tin về chiến dịch và cuộc thi tại: - Website: Chiến dịch Tin - Anti Fake News - Fanpage: Anti Fake News

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022