2559.jpgHàng loạt các nhà báo kỳ cựu của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt giữ. Ảnh: Martin Zeynalov

Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu đóng cửa hơn 100 tờ báo, các đài truyền hình, phát thanh, nhà in như một phần của chiến dịch truy quét sau cú đảo chính ngày 15/7 vừa qua, trước khi cử cảnh sát tới bao vây các phóng viên, nhà báo.

Việc bắt giữ được đăng tải bởi một nhà báo, nhà phê binh đang sinh sống tại Mỹ, Mahir Zeynalov, người đã bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ 2 năm trước. “Mọi người đều nhìn vào các số liệu và lên án vụ việc này, nhưng không ai giải thích rõ ràng việc họ là ai”, Zeynalov cho hay.

Anh đã đăng tải hình ảnh của tất cả các nhà báo bị bắt giữ, nhiều bức ảnh được chụp lúc bị cảnh sát áp giải đi, kèm theo một đoạn viết ngắn về tiểu sử của họ. Tất cả đều mang chút hài hước, đôi khi mỉa mai, nhưng tất cả đều kết thúc với một từ: “Bị bắt”.

“Nuriye Akman. Hãy cho cô ấy một cốc cafe và cô ấy sẽ cho bạn một bài phỏng vấn tuyệt với. Kẻ cuồng phỏng vấn. Bị bắt”, một trong những status được đăng tải trên Twitter của Zeynalov về một trong những nhà báo bị bắt giữ .

Những nhà báo khác bao gồm cả người có “tư tưởng Hồi giáo hiếm gặp”, người nổi danh đã điều tra vụ đảo chính đầu tiên của đất nước, một nhà báo ngẩng cao đầu khi vào tù và bị tra tấn dã man trong những năm 80.

Đây là một cú sốc lớn tới toàn bộ ngành báo chí nước này nói riêng và của cả thế giới nói chung. 21 người đã bị bắt nhưng 4 người đã được thả.

Người lớn tuổi nhất bị cáo buộc “có liên quan tới tổ chức khủng bố”, theo như hãng Anadolu đưa tin là một nhà phê bình kỳ cựu 72 tuổi, một cựu thành viên Quốc hội, Nazli Ilicak,

“Những người bị bắt đều mang những cá tính riêng – già, trẻ, bảo thủ, dân chủ, kinh tế học, vũ khí học. Hàng loạt các nhà báo từ các môi trường khác nhau đều đã bị bắt và càng chứng ỏ rằng một khoảng lớn của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đang bị bịt mồm”, Zeynalov viết.

“Thay vì sử dụng sự giúp đỡ lớn lao mà các báo đã mang lại nhằm đoàn kết đất nước, chính phủ đang sử dụng vụ việc này như một cách để bịt miệng các bài phê bình báo chí trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang cần sự đa dạng hoá trong truyền thông hơn bao giờ hết”, Nina Ognianova, người đại  diện của Hiệp hội bảo vệ nhà báo cho biết.

Một nhà bình luận mang tên Bulent Mumay đã được thả, và cảnh báo rằng chính phủ đang lặp lại những lỗi lầm trước đây. Thổ Nhĩ Kỳ từng có quá khứ rối ren liên quan tới tự do ngôn luận báo chí và là nước giam giữ nhiều nhà báo nhất năm 2012 và 2013. Thế nhưng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã bỏ ngoài tai chỉ trích của cộng đồng thế giới về các hành động sau cuộc đảo chính, bao gồm các vụ bắt giữ trong nhiều ngành nghề của xã hội, từ quân đội tới giáo dục. Ông mạnh miệng tuyên bố với phương Tây “Hãy lo việc của các bạn!”

Zeynalov- người gốc Azerbaijan đã sống và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm, cưới vợ người Thổ đã là cái gai trong mắt chính quyền nước này và bị trục xuất vì “đăng tải các status chỉ trích cán bộ cấp cao”.

Hoàng Việt (Theo The Guardian)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022