Thay đổi lương hưu từ năm 2025 người lao động cần biết

Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành và người lao động cần nắm rõ. VietnamNet nêu chi tiết một số điểm như sau:

Điều chỉnh tăng lương hưu

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHXH 2024 bắt đầu có hiệu lực sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động.

Theo đó, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH.

Ngoài ra, sẽ điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa những người nghỉ hưu ở các thời kỳ.

Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu.

Theo Nghị định 75/2024 của Chính phủ, từ 1/7/2024 điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3,5 triệu đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3,2 triệu đồng/người/tháng; Tăng lên bằng 3,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/người/tháng.

phat-luong-huu-23-111406-1732089871146-17320898715801440302868.jpg

Từ năm 2025 khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực, chính sách lương hưu có nhiều thay đổi. Ảnh: Chí Hiếu.

Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Thay đổi cách tính lương hưu

BHXH Việt Nam thông tin, theo quy định mới của Luật BHXH 2024, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng  đối với lao động nữ tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Với lối với nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Trường hợp có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%. Tính lương hưu cả quá trình đóng BHXH Theo quy định mới, người lao động tham gia BHXH từ năm 2025 không được tính lương hưu trên những năm đóng BHXH cuối.

Theo quy định tại Luật BHXH 2014 thì mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động thuộc khu vực nhà nước được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của một số năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, Luật BHXH 2024 quy định, người bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/ 2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian tham gia BHXH.

Theo đó, nếu người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 2025, mức lương hưu thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính dựa trên toàn bộ quá trình đóng giống như người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, đại diện BHXH Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh cách tính lương hưu (từ tính bình quân 5 năm cuối lên tính cả quá trình đóng BHXH) là phù hợp với chính sách cải cách tiền lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Do mức lương giai đoạn trước thấp, nếu tính cả quá trình đóng BHXH thì mức lương hưu sẽ rất thấp. Điều này bất lợi cho người lao động, nhất là với lao động làm trong khu vực nhà nước.

Hiện nay mức lương khu vực Nhà nước đã nâng lên thì việc tính cả quá trình theo Luật BHXH sửa đổi là phù hợp.

“Nguyên tắc của BHXH là mức hưởng được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng. Việc quy định mức lương hưu được tính trên cơ sở tỷ lệ hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ quá trình đóng là phù hợp với nguyên tắc đóng, hưởng”, đại diện BHXH Hà Nội cho hay.

Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy

Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh sau đây không đủ điều kiện để lái xe máy.

Thông tư 36/2024 của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025. Thông tin trên Tạp chí Điện tử Người đưa tin.

Theo Điều 59 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ ngoài đáp ứng độ tuổi theo quy định thì còn phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển.

Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 36/2024 quy định những người mắc một trong những bệnh sau đây không đủ điều kiện để lái xe máy:

SỐ TT

CHUYÊN KHOA

DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1, B1

DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG A

I

TÂM THẦN

Đang rối loạn tâm thần cấp.

Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng.

Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi.

Rối loạn tâm thần mạn tính.

II

THẦN KINH

Động kinh.

Liệt vận động từ hai chi trở lên.

Liệt vận động một chi trở lên.

Hội chứng ngoại tháp

Rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu.

Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

III

MẮT

- Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

- Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).

Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop.

- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°.

- Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°.

- Bán manh, ám điểm góc.

Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.

Song thị.

Các bệnh chói sáng.

Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).

IV

TAI - MŨI - HỌNG

Thính lực ở tai tốt hơn:

- Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);

- Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).

V

TIM MẠCH

Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.

HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.

Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.

Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.

Ghép tim.

Sau can thiệp tái thông mạch vành.

Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA)

VI

HÔ HẤP

Các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC).

Hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát.

Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm.

VII

CƠ - XƯƠNG - KHỚP

Cứng/dính một khớp lớn.

Khớp giả ở một vị các xương lớn.

Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.

Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.

Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

VIII

NỘI TIẾT

Đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 01 tháng.

IX

SỬ DỤNG THUỐC, CHẤT CÓ CỒN, MA TÚY VÀ CÁC CHẤT HƯỚNG THẦN

- Sử dụng các chất ma túy.

- Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

- Sử dụng các chất ma túy.

- Sử dụng các chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.

- Sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh.

- Lạm dụng các chất kích thần (dạng Amphetamine, Cocaine), chất gây ảo giác.

Người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày 1/1/2025 nếu có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hạng A1 sang giấy phép lái xe hạng A theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 89 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024: Áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe Nhóm 1 để khám sức khỏe.

Vì sao Hà Nội luôn lọt top thành phố ô nhiễm không khí nhất cả nước?

TP Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), công nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp. Thông tin trên An Ninh Thủ Đô.

Theo kết quả quan trắc của Bộ TN&MT, ô nhiễm không khí ở Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 10 và kéo dài đến tháng 4 năm sau, tập trung tại một số điểm có mật độ giao thông lớn và nhiều cơ sở sản xuất. Trong ngày có hai khung giờ ô nhiễm nghiêm trọng là 6-8h và 17-19h.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020 cho thấy, nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội vượt gần hai lần quy chuẩn quốc gia. Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức kém và xấu chiếm 30,5%.

Sau đó trừ mấy năm Covid (2020-2021) phải giãn cách xã hội, chất lượng không khí được cải thiện thì đến nay tái diễn ô nhiễm với mức độ trầm trọng hơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1-4 và một đợt vào đầu tháng 10.

TP Hà Nội đã chỉ ra 5 nguồn chính gây ô nhiễm không khí gồm: Phương tiện giao thông đường bộ (cả bụi đường), công nghiệp, dân sinh, đốt sinh khối và nông nghiệp.

antd-o-nhiem-khong-khi-545-1732093728784-17320937319251045358777.jpg

Nhiều ngày qua, không khí trên địa bàn TP Hà Nội thường xuyên rơi vào trạng thái cảnh báo xấu, ô nhiễm nghiêm trọng gây hại đến sức khoẻ con người

Nguồn phát thải lớn nhất là hoạt động giao thông. Theo số liệu năm 2019, tổng phát thải bụi PM 2.5 từ các nguồn là hơn 30.000 tấn, hơn 50% số này đến từ nguồn thải tại chỗ. Trong đó, hoạt động giao thông, bụi đường lớn nhất, chiếm 56%. Thành phố có 1,1 triệu ôtô, hơn 6,9 triệu xe máy, 70% trong số này đã sử dụng trên 10 năm, tạo ra nguồn phát thải lớn.

Nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho thấy khí thải xăng và dầu diesel từ giao thông đóng góp 46% lượng bụi siêu mịn và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi từ xe máy chiếm hơn 90% vào tổng mức phát thải từ giao thông. Xe máy là nguồn phát thải lớn nhất, tiếp theo là xe tải hạng nặng, xe buýt và xe tải hạng nhẹ.

Phát thải nhiều thứ hai là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp. Hà Nội có 10 khu công nghiệp, khoảng 1.300 làng nghề cùng các cơ sở sản xuất công nghiệp ở các tỉnh, thành phố lân cận, nơi chỉ cách trung tâm 50-100 km. Đơn cử hoạt động nhiệt điện ở Hải Dương, Quảng Ninh; chế biến xi măng ở Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam; phân bón, hóa chất tại Thái Nguyên, Phú Thọ.

Nguồn nhiều thứ ba là đốt phụ phẩm nông nghiệp, chiếm khoảng 13% vào tình trạng ô nhiễm không khí Hà Nội. Khoảng thời gian ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất cũng trùng vào dịp thu hoạch hai vụ lúa chính là hè thu và đông xuân. Tại các huyện như Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, người dân vẫn giữ thói quen đốt rơm rạ ngay tại đồng.

Ngoài ra, các nguồn như xây dựng, đốt rác, y tế và hoạt động dân sinh khác đóng góp khoảng 10% vào tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội.

Cơ quan chuyên môn đánh giá TP HCM có nguồn phát sinh khí thải lớn hơn, nhưng ô nhiễm không khí lại không nghiêm trọng bằng Hà Nội. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có sự chênh lệch ngày đêm về nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió, bức xạ nhiệt rất lớn làm hạn chế khả năng khuếch tán chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi PM 10 và bụi mịn PM 2.5.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ TN&MT thì các yếu tố bất lợi về thời tiết làm cho tình trạng ô nhiễm không khí ở miền Bắc nói chung, Hà Nội nói riêng trầm trọng hơn miền Trung, miền Nam hay các tháng còn lại trong năm.

Công bố Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn voi

Chiều qua (20/11), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022). Thông tấn xã Việt Nam đưa tin.

voi-1732108826028-17321088262422105849830.jpg

Môi trường tự nhiên giúp đàn voi sinh trưởng phát triển tốt hơn. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN

Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại Việt Nam trong những thập kỷ tới. Kế hoạch này, được xây dựng trên cơ sở khoa học, là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Lâm nghiệp và tổ chức Humane Society International (HSI) từ năm 2019.

VECAP 2022 đã đề ra 33 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi hoang dã và 21 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi nuôi nhốt, triển khai từ nay đến năm 2035 với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm bảo tồn và phát triển/gia tăng số lượng voi tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. Các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng hệ thống khu bảo tồn, tăng cường các biện pháp chống săn bắt và phát triển du lịch sinh thái, vừa hỗ trợ công tác bảo tồn vừa thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch.

Ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ, chung sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài là mục tiêu chung của cộng đồng toàn cầu và khi áp dụng cho loài voi châu Á tại Việt Nam, mục tiêu đó càng trở nên cấp bách. Hành động để bảo vệ loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng và học cách sống hòa hợp với chúng, nhằm ngăn chặn những xung đột giữa con người và loài vật này. Sự chung sống hài hòa không chỉ là phương thức, mà còn là đích đến trong hành trình bảo tồn loài voi tại Việt Nam.

Kế hoạch Hành động quốc gia về bảo tồn voi đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, thể hiện cam kết của Việt Nam về một chiến lược thống nhất, tôn trọng văn hóa, đảm bảo tương lai cho loài voi quý giá này. Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự chung tay của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế để hỗ trợ thực hiện kế hoạch chiến lược và khả thi này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Bà Cindy Dent, Phó Chủ tịch Văn phòng các quốc gia của HSI đánh giá, kế hoạch bảo tồn quốc gia này là một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ voi nguy cấp của HSI tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu khoa học với các chiến lược do cộng đồng đề xuất, các giải pháp bền vững có lợi cho cả voi và người dân địa phương được đưa ra. HSI đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện VECAP 2022, hướng tới chung sống hài hòa giữa voi hoang dã và người tại Việt Nam. Từ đó, có thể đảm bảo một tương lai nơi loài voi không chỉ tồn tại mà còn phát triển.

Tìm được cô gái cắt đứt liên lạc với gia đình, "bỏ phố về rừng" cách nhà hơn 1.000km

Tối 20/11, Công an xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết vừa nhận được thư cảm ơn của chị Trần Thị Ngân (trú tại huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), về việc Công an xã đã tìm kiếm được người thân của chị Ngân, báo cho gia đình vào đưa về nhà an toàn. Công an Nhân dân Online đưa tin.

Trước đó, do áp lực cuộc sống, em gái chị Ngân đã bỏ nhà, vào xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương để sinh sống theo trào lưu “bỏ phố về rừng”. Cô gái 24 tuổi đã tới làm công cho một gia đình tại địa phương có nhà giáp rừng thông để mưu sinh, đồng thời cắt đứt liên lạc với người nhà. Không thể liên lạc được với em gái, chị Ngân đã đến cơ quan chức năng trên địa bàn TP Hà Nội đề nghị hỗ trợ tìm kiếm.

anh-1732094361648-1732109127174-1732109128985198179311.jpg

Thời điểm Công an tìm thấy em gái chị Ngân đang thơ thẩn trong rừng.

Qua công tác nắm bắt nhân khẩu, Công an xã Đạ Sar, huyện Đơn Dương đã phát hiện em gái chị Ngân đang lưu trú trên địa bàn. Được sự hỗ trợ của lực lượng Công an xã Đạ Sar, mới đây gia đình chị Ngân đã vào Lâm Đồng, đưa em gái chị Ngân trở về nhà an toàn.

Vừa dịu mát được vài ngày, miền Bắc sắp đón 2 đợt không khí lạnh rất mạnh 'lạ thường' 

Thời gian vừa qua, sau những đợt không khí lạnh nhẹ khiến nhiều người nghĩ rằng năm nay "mùa Đông không lạnh" nhưng theo dự báo sắp tới, miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa. Dự báo trong đợt gió mùa Đông Bắc này, nhiệt độ sẽ giảm hẳn, ở Hà Nội trở rét, thậm chí có thể tiến sát mức rét đậm. Người Đưa Tin nhận định.

Các chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa có nhận định: không khí lạnh tăng cường lệch Đông sau có cường độ ổn định, từ khoảng ngày 23-24/11 suy yếu và di chuyển dần ra phía Đông, sau đó khoảng 2-3 ngày cuối có khả năng được tăng cường mạnh.

Trên cao, áp cao cận nhiệt đới hoạt động yếu; từ khoảng 21-22/11 hoạt động mạnh dần lên và có xu hướng lấn về phía Tây.

Từ ngày 25 đến 27/11, sẽ có hai đợt không khí lạnh tăng cường tràn về và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.

Dự báo thời tiết trên đất liền những ngày tới, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa ngày nắng, đêm không mưa. Đêm và sáng sớm trời rét; riêng 23-25/11, đêm và sáng sớm trời lạnh.

Trong khi đó, dự báo thời tiết những ngày tới, khu vực Nghệ An - Phú Yên từ 21/11 có mưa rải rác; từ đêm 21-29/11, duy trì hình thái có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Các khu vực khác chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.

aefa39bbbff456aa0fe5-1732108201875-17321082023551746485690.jpg

Miền Bắc đón không khí lạnh rất mạnh vào cuối tháng 11. Ảnh minh họa.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nửa cuối tháng 12/2024, các tỉnh miền Bắc sẽ bước vào đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng do không khí lạnh hoạt động mạnh. Những khu vực vùng núi cao thậm chí có nguy cơ xuất hiện sương muối và băng giá.

Ông Lâm nhấn mạnh rằng, hiện tượng rét đậm kéo dài có thể tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp cũng như sức khỏe người dân. Các địa phương cần chủ động chuẩn bị phương án phòng chống để giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt tại vùng núi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022