1. Cái gối

94408d199730516e0821.jpg

Sau một ngày dài vất vả, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy thật nhẹ nhõm khi được nằm trên gối. Nhưng sự thật là gối sẽ nhanh chóng tích tụ nhiều tác nhân gây hại cho sức khỏe như vi khuẩn, bào tử nấm mốc và mạt bụi do tóc bạn hoặc môi trường xung quanh.

Ngoài ra, gối cũng sẽ mất đi sự hỗ trợ và hình dạng chuẩn do thời gian sử dụng lâu, khiến bạn có một đêm ngủ không thoải mái. Vì thế, bạn nên thay gối ít nhất một lần mỗi năm nếu chúng không giặt được hoặc thay vỏ gối vài ngày một lần.

2. Cây để bàn

ef8ecad6d0ff16a14fee.jpg

Cây trồng trong nhà góp phần tạo nên sắc xanh cho phòng ngủ và thậm chí còn giúp thanh lọc không khí. Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng tưới quá nhiều nước, cây không những khó chống chọi được với bệnh thối rễ mà rất có thể đất của chúng sẽ trở thành nơi trú ngụ của nấm mốc.

Giải pháp cho điều này cũng rất đơn giản, bạn chỉ tưới cây trồng trong nhà khi phần trên cùng của đất khô, và không bao giờ để chúng nằm trong khay nước.

3. Vật nuôi

fe80dedec4f702a95be6.jpg

Chắc chắn vật nuôi cũng là những thành viên yêu quý của gia đình, nhưng tốt hơn hết là chúng nên nằm ngủ, thư giãn trên chiếc giường ấm cúng dành riêng cho thú cưng mà không dùng chung giường của bạn. Vật nuôi không chỉ có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn mà lông của chúng còn chứa đầy lông tơ, bụi, phấn hoa, bào tử nấm mốc và vi khuẩn.

4. Máy hút bụi

b7000354197ddf23866c.jpg

Mặc dù máy hút bụi là món đồ dễ dàng sử dụng nhất để xử lý các đám bụi trong phòng ngủ, nhưng nếu bạn đang dùng máy hút không có bộ lọc HEPA, nó có thể sẽ phun bụi bẩn ngược trở lại không khí phòng ngủ của bạn. Hãy tìm máy hút bụi có bộ lọc HEPA chứa ngay cả những hạt nhỏ nhất và nếu máy hút sử dụng túi, hãy đảm bảo chúng cũng được làm từ vật liệu HEPA.

5. Máy tạo độ ẩm

f4c5768a6ca3aafdf3b2.jpg

Mặc dù đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ là một cách tuyệt vời để giảm bớt sự khô hanh, nhưng nếu bạn quên thay nước hàng ngày hoặc không thường xuyên vệ sinh máy, bạn có thể sớm phải đương đầu với tác động của nấm mốc sinh sôi và phát triển trong máy tạo ẩm. Vì thế, đừng quên thay nước máy tạo ẩm hàng ngày và vệ sinh kỹ càng ít nhất một lần mỗi tuần.

6. Nệm

b0351fcc05e5c3bb9af4.jpg

Bạn dành thời gian nghỉ ngơi chủ yếu trên tấm đệm của mình, và nó sẽ có chất dịch cơ thể, mạt bụi, vi khuẩn, bụi và cáu bẩn do môi trường, hoặc do bạn tiếp xúc với môi trường rồi gián tiếp làm cho đệm bị tiếp xúc. Vì thế, chúng cũng cần được vệ sinh thường xuyên giống như phần còn lại trong phòng ngủ của bạn. 

7. Tay nắm cửa

6c19e1affb863dd86497.jpg

Bạn có thể đã chạm vào tay nắm cửa để làm một số công việc dọn dẹp nhưng thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến việc làm sạch nó. Tất cả những gì bạn phải làm là nên bạn biết rằng chúng cần được lau kỹ để loại bỏ vi trùng và vi khuẩn. Hãy nhớ lau sạch các nút ở mỗi bên cửa và cả các nút cửa tủ quần áo.

8. Thảm

d5e62b8930a0f6feafb1.jpg

Thảm tạo cảm giác mềm mại và dễ chịu khi đi chân trần trong nhà, khiến nó trở thành lựa chọn lát sàn phổ biến nhất cho phòng ngủ. Tuy nhiên, thảm sẽ dễ bám mọi hạt bụi, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật và bụi bẩn thông thường từ giày và chân, thậm chí nó có thể trở thành nơi trú ngụ của bọ chét nếu vật nuôi của bạn bị lây nhiễm.

Hãy đảm bảo chúng cần được hút bụi hàng tuần và giặt sạch mỗi tháng một lần. 

9. Thanh cửa

5918d479cf50090e5041.jpg

Mọi thanh gỗ trên cửa sổ đều là nơi dễ bám bụi và cũng rất khó làm sạch. Nếu có thể, hãy rửa chúng hoặc lau bằng khăn ẩm. 

10. Công tắc đèn

561d847f9f5659080047.jpg

Tương tự như tay nắm cửa, đây cũng là nơi mà bàn tay con người thường xuyên chạm vào nhất. Vì thế, đừng quên lau sạch các công tắc đèn trên tường, cũng như mọi điều khiển từ xa của công tắc đèn hoặc núm vặn trên đèn một cách thường xuyên./.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022