Đây là một mặt hàng mà sẽ thường xuyên cháy hàng ngày Tết và không lo bị ế ẩm. Bởi vì hầu hết gia đình Việt sẽ bỏ tiền ra mua 1 đến vài trái phật thủ bày trên bàn thờ mỗi gia đình hoặc mua đi lễ cúng bái các chùa chiền, miếu mạo.
Tiểu thương nhét túi vài chục triệu nhờ buôn chuối xanh 4k/kg tháng giáp TếtĐọc ngay
Hơn nữa, quả phật thủ nhiều tay nhiều ngón giống như bàn tay phật, lại tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nhàng thanh mát và trưng bày được thời gian khá lâu mà không hỏng nên được nhiều người ưa chuộng mua sắm về bày khi Tết đến.
Tuy nhiên, để buôn phật thủ ngày Tết chỉ phải bỏ ra 1 số vốn nhỏ mà thu về lãi cao gấp nhiều lần, người đi buôn cần phải lưu ý những điểm thiết thực sau:
1. Tìm mua phật thủ tại các nhà vườn
Hiện nay, ngay tại Hà Nội cũng có những nhà vườn ở Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đang rao bán phật thủ với mức giá buôn rất hấp dẫn. Được biết những quả phật thủ loại cụp tùy theo kích cỡ từng trái có giá bán khác nhau.
Thông thường giá phật thủ loại nhỏ từ khoảng 0,2-0,3 kg có giá bán 13 ngàn đồng/quả. Giá loại phật thủ có trọng lượng từ 0,3-0,5kg có giá bán 20 ngàn đồng/quả. Những trái vừa có trọng lượng 0,5-0,7kg, giá bán 30 ngàn đồng. Loại trái 0,7-0,9kg giá bán 40 ngàn đồng. Những trái to từ 0,9 -1,2kg, giá bán 59 ngàn đồng. Riêng những trái siêu to từ 1,3 kg trở lên liên hệ để giá tốt nhất.
Vì thế tùy theo đối tượng khách hàng và số vốn bạn có mà bạn nên chọn mua buôn những loại phật thủ có mức giá khác nhau.
2. Nên chọn những trái phật thủ đẹp
Phật thủ đẹp là yếu tố quan trọng nhất để quyết định giá bán cao hay thấp hoặc bán nhanh hay chậm. Vì thế phải cố gắng lựa chọn những quả phật thủ đẹp nhất.
Theo đó, trái phật thủ đẹp sẽ có lớp vỏ tươi sáng, màu xanh hoặc vàng tươi, căng bóng, các ngón tay to, dài và đều. Quả không bị sâu bệnh, rỉ sắt trên vỏ quả. Tuy nhiên nên chú ý đến sở thích của mỗi vùng miền mà lựa chọn hình dáng phật thủ. Vì mỗi vùng sẽ muốn ngón tay tỏa ra và vươn dài (phát tài, phát lộc) hoặc ngón tay đều, khép kín và hơi cúp (tượng trưng bàn tay chắp ngón cầu nguyện).
3. Cẩn thận khâu vận chuyển phật thủ
Sau khi đặt mua phật thủ, từ ngày 23 Tết, bạn có thể đề xuất nhà vườn cắt phật thủ để vận chuyển về bán dần.
Ngay sau khi cắt, phật thủ nên được quấn bằng nhiều lớp giấy mềm, ngoài cùng bọc một lớp báo. Cuối cùng sẽ được sắp xếp cần thận vào thùng xốp đã được đục tạo lỗ thoáng.
Sau đó, bạn có thể dùng xe máy, ô tô, tàu hỏa… để vận chuyển phật thủ về mà không lo trầy xước, dập nát.
4. Chú ý thời điểm bán phật thủ đắt khách mua
Từ mùng 1 hoặc rằm tháng Chạp là bạn đã có thể bán phật thủ. Tuy nhiên thời gian này,khách mua vẫn còn thưa thớt. Thế nhưng từ ngày ông Công, ông Táo hay sát Tết Nguyên Đán, phật thủ sẽ được đông đảo người dân lựa chọn.
5. Cách bảo quản phật thủ được 4-7 tháng
Trong thời gian bán phật thủ Tết hoặc tồn lại phật thủ sau Tết, bạn cần học cách bảo quản Phật thủ để vẫn tươi đẹp nhất. Điều này giúp cho khi bán hàng phật thủ sẽ vẫn được giá.
Theo nhiều người trồng phật thủ cho biết, phật thủ càng tươi sẽ càng đẹp. Do đó, ngay từ khi cắt khỏi cây, bạn không nên để cuống quá dài hoặc quá nhiều lá. Nếu kỳ công hơn, bạn cắm cuống phật thủ xuống nước ngập khoảng 2cm, cho vài viên B1 vào, như vậy phật thủ sẽ duy trì được độ tươi tốt nhất.
Hoặc cứ khoảng 5 - 7 ngày, bạn có thể dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Chỉ với cách đơn giản như thế, bạn có thể trưng bày và bảo quản được 4 - 7 tháng.