Lịch sử hình thành và phát triển của Bauhaus
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức sống thiếu thốn và khổ sở trong cái bi kịch của lịch sử dành cho một quốc gia bại trận. Nghệ thuật Đức cũng bị tổn thương, bởi những chật vật của cuộc sống đã khiến giới nghệ sĩ Đức không còn sức cho sáng tạo.
Giữa suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc thời trước không còn phù hợp nữa. Ông trút bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các bản thiết kế, rồi chối từ hẳn những định ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng. Ngày 12.4.1919, chính quyền thành phố Weimar, thuộc bang Thüringen, miền trung nước Đức, cấp giấy phép cho Gropius lập học viện thiết kế Bauhaus quốc gia, trên cơ sở sáp nhập hai Trường Nghệ thuật Thủ công Weimar của Henry vande Veldo và Đại học Nghệ thuật Tạo hình của Đại Huân Tước tồn tại từ trước chiến tranh.
Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar Bauhaus-Universität, nó là viết tắt của “một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia”. Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…
Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại trong các thể nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án nội thất hay ở việc chế tạo các vật dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế, những món đồ gốm, những cuộn giấy dán…Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đường cải cách riêng cho mình.
Những đặc trưng cơ bản của Thiết kế Bauhaus
William Morris, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh vào cuối thế kỷ XIX từng nhận định: Nghệ thuật thật sự đạt đến đỉnh điểm khi nó đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sau đó không nên có sự phân biệt giữa hình thể và chức năng.
Nói cách khác, cái đẹp cần phải luôn song hành cùng công năng. Quan điểm ấy đã ảnh hưởng đến những thế hệ thiết kế về sau, tiêu biểu là sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật đương đại ở Bauhaus. Phong cách De Stijl và trường phái thiết kế Nga cùng thời đại đồng thời có tác động lên những tác phẩm tại Bauhaus.
Vậy nên, các tác phẩm theo phong cách Bauhaus luôn đặt tính công năng lên hàng đầu thông qua ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí. Tại Bauhaus các sản phẩm đều phải tuân thủ nguyên tắc “Thẩm mỹ đi liền với Công năng”. Năm 1923, Bauhaus tiến hành cải cách với quan điểm mới: Nghệ thuật và công nghệ – sự kết hợp mới. Sản phẩm cần phải đáp ứng được tính thẩm mỹ dựa theo các tiêu chuẩn về thiết kế, đồng thời đảm bảo công năng và tính tiện dụng. Về mặt kiến trúc hay trang trí nội thất cũng vậy. Những công trình được xây dựng theo mảng, khối, không thừa cũng không thiếu. Những chi tiết cầu kỳ như thước cột La Mã, phù điêu, hoa văn uốn lượn được giảm đến mức tối thiểu.
Bên cạnh “Thiết kế đáp ứng công năng”, Bauhaus còn là sự thống nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Walter Gropius khẳng định rằng: “Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc, chúng ta đều phải trở về làm thợ thủ công! Ở đó không có gì là “Art Professional – nghệ thuật chuyên nghiệp”. Không có sự khác biệt cơ bản giữa nghệ sĩ và thợ thủ công. Nghệ sĩ là một nghệ nhân cao quý…Một tền tảng của sự thủ công là cần thiết cho mọi nghệ sĩ. Nó là nguồn gốc là của sự sáng tạo.”
Dưới đây là 10 thiết kế đồ nội thất tiêu biểu của phong trào Bauhaus
1. Ghế Wissily thiết kế bởi KTS Marcel Breuer
Ghế Wissily thiết kế bởi KTS Marcel BreuerGhế Wissily còn được gọi là ghế Model B3 được thiết kế bởi KTS gốc Hungari Marcel Breuer vào quãng 1925-1926
2. Nôi trẻ em thiết kế bởi Peter Keler
Nôi trẻ em thiết kế bởi Peter KelerKTS người Đức Peter Keler lấy cảm hứng từ tác phẩm của Kandinsky để thiết kế nên chiếc nôi này – tác phẩm này được trưng bày tại triển lãm Bauhaus lần đầu tại Háu am Horn, Weimar vào năm 1923
3. Cờ Bauhaus thiết kế bởi Josef Hartwig
Cờ Bauhaus thiết kế bởi Josef HartwigNghệ sỹ từ tp Munich – Josef Hartwig thiết kế một bộ cờ với các hình cầu, hình lập phương để thể hiện nguyên lý thiết kế của Bauhaus.
4. Ghế Brno thiết kế bởi KTS Ludwig Mies van der Rohe
Ghế Brno thiết kế bởi KTS Ludwig Mies van der RoheGhế Brno thiết kế bởi KTS hiện đại Ludwig Mies van der Rohe vào quãng 1929-1930 theo nguyên lý thiết kế của Bauhaus
5. Ấm trà thiết kế bởi Marianne Brandt
Ấm trà thiết kế bởi Marianne BrandtVào năm 1924, nữ nghệ sỹ người Đức – Marianne Brandt đã biến đổi thiết kế một ấm trà điển hình bằng cách loại bỏ các yếu tố trang trí để đem tới một thiết kế ấm trà hình học.
6. Tủ có bánh xe thiết kế bởi Josef Pohl
Tủ có bánh xe thiết kế bởi Josef PohlMột chiếc tủ gỗ dán được thiết kế bởi nhà thiết kế người Séc, Josef Pohl vào năm 1929, thiết kế này còn có tên “Tủ cử nhân – Bachelor’s Wardrobe” bởi đặc tính linh hoạt và tiết kiệm không gian của nó.
7. Ghế Barcelona thiết kế bởi Mies van der Rohe & Lilly Reich
Ghế Barcelona thiết kế bởi Mies van der Rohe & Lilly ReichĐược thiết kế vào năm 1929 cho triển lãm quốc tế Barcelona, chiếc ghế này là sản phẩm hợp tác giữa giám đốc Bauhaus : Mies van der Rohe và Lilly Reich
8. Đèn MT8 thiết kế bởi Wilhelm Wagenfeld & Carl Jakob Jucker
Đèn MT8 thiết kế bởi Wilhelm Wagenfeld & Carl Jakob JuckerCây đèn được thiết kế bởi nhà thiết kế người Đức – Wilhelm Wagenfeld & nhà thiết ké người Thụy sỹ – Carl Jakob Jucker , về sau nổi tiếng với tên “đèn Bauhaus” với nguyên lý “form follows function”.
9. Tay nắm cửa thiết kế bởi Walter Gropius
9. Tay nắm cửa thiết kế bởi Walter GropiusChiếc tay nắm cửa này được thiết kế bởi nhà sáng lập Bauhaus – KTS Walter Gropius , mẫu thiết kế này lần đầu tiên đưa vào thiết kế hàng loạt vào năm 1923 sau khi được thiết kế nguyên gốc tại nhà máy Fagus tại Alfeld, Đức.
10. Bàn xếp thiết kế bởi Josef Albers
Bàn xếp thiết kế bởi Josef AlbersNghệ sỹ người Mỹ gốc Đức – Josef Albers thiết kế mẫu bàn này khi ông làm giám đốc nghệ thuật của xưởng nội thất tại Bauhaus từ năm 1926-1927