Có người từng nói, tình cảm giữa người với người được xây dựng bằng sự chân thành. Những người không có tấm lòng chân thành, lại thiếu sự tinh tế, chắc chắn sẽ bị người khác ghét bỏ. 

Năm thứ 6 sau khi tôi kết hôn, mẹ chồng tôi, người trước nay ít khi qua lại, bỗng nhiên đến nhà và yêu cầu chúng tôi đưa cho em chồng 1 tỷ, nói rằng họ mua nhà còn thiếu 800 triệu. Nghe mẹ chồng nói "đưa" 1 tỷ chứ không phải "cho mượn", tôi cảm thấy không vui, cho rằng bà đang muốn lấy tiền của chúng tôi đưa cho em chồng, còn em chồng thì chỉ biết dựa vào bố mẹ.

Mẹ chồng tôi cứ nài nỉ mãi, nhưng tôi vẫn không đồng ý. Sao tôi có thể đồng ý được chứ? Người đến vay tiền đâu phải là em chồng. Đưa cho mẹ chồng thì sau bà nói tôi hiếu kính bà, vậy là xong, số tiền sẽ mất trắng mà chẳng ai biết.

Tôi cứ nghĩ mẹ chồng không xin được tiền thì sẽ tự động rời đi. Nhưng bà lại ở lì trong nhà tôi cả tuần, không có ý định ra về, thậm chí còn bắt đầu can thiệp vào chuyện vợ chồng chúng tôi. Chồng tôi kẹt ở giữa, khó xử vô cùng. 

Chịu hết nổi sự dai dẳng của mẹ chồng, cuối cùng tôi đành phải thỏa hiệp. Nhưng tôi có một điều kiện, đó là tôi sẽ trực tiếp đưa tiền cho vợ chồng em chồng.

Mẹ chồng tôi có vẻ không vui khi thấy tôi cẩn thận như vậy. Nhưng vì căn nhà của con trai út, bà đành phải đồng ý. 

Khi tôi mang tấm thẻ ngân hàng có 1 tỷ đến cho em chồng, em dâu tôi lại hoàn toàn không biết chuyện mẹ chồng đến nhà chúng tôi vay tiền. Em dâu còn trách mẹ chồng rằng: "Anh chị cũng vất vả, mẹ cứ ở lì nhà anh chị như vậy, chẳng phải làm khó họ sao?". Nghe em dâu nói vậy, tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Hóa ra không phải em dâu xúi giục mẹ chồng đến vay tiền chúng tôi. Vậy là tôi đã trách nhầm em dâu rồi, nghĩ đến đây, lòng tôi cũng dịu xuống, đưa tiền cho em mà không thấy lấn cấn nữa.

Tuy nhiên, khi tôi đưa tiền xong, em dâu lại vội vàng lấy giấy bút viết giấy vay nợ cho tôi. Thấy vậy, mẹ chồng tức giận mắng em dâu: "Con đúng là không biết điều, chị dâu con đã đồng ý cho vay tiền rồi, con còn khách sáo làm gì? Hai đứa nhỏ đang chờ tiền để đi học đấy". 

54-17304334609401267673072.jpeg

Ảnh minh họa

Nhưng em dâu vẫn cứ viết giấy vay nợ 1 tỷ cho tôi, còn dặn tôi giữ gìn cẩn thận. Cô ấy nói, chỉ cần có tiền, họ sẽ trả lại ngay. Nhìn những hành động của em dâu, chút khó chịu trong lòng tôi hoàn toàn tan biến. Tôi mỉm cười nói: "Không cần viết giấy nợ đâu, em cũng không cần phải trả. Cứ coi như là tiền chị cho hai cháu".

Em dâu tôi không đồng ý, thấy tôi không nhận giấy vay nợ, cô ấy lại nhét trả thẻ ngân hàng vào tay tôi và nói: "Anh em ruột thịt cũng phải rõ ràng, không nhận giấy nợ thì em không vay nữa". Thấy em dâu trả tiền, lại còn lớn tiếng đòi viết giấy vay nợ, mẹ chồng tôi đứng bên cạnh tức đến mức suýt ngất. Bà bực tức nói em dâu cứng đầu, bảo rằng: "Anh chị con điều kiện tốt, bỏ ra 1-2 tỷ dễ như trở bàn tay, sao con cứ phải khách sáo với họ?". 

Lời mẹ chồng nói thật khó nghe, em dâu sợ tôi giận, liền liếc nhìn tôi rồi nói với mẹ chồng: "Mẹ, mình phải có chí khí chứ, tiền của anh chị cũng không phải từ trên trời rơi xuống, sao chúng con có thể nhận không?".

Mẹ chồng tôi vội nói: "Sao lại không nhận được? Họ là anh chị của con, giàu có, kinh tế không phải lo nghĩ, tiền của họ không tiêu hết, không cho con và hai cháu thì cho ai? Để rồi chúng nó cũng lấy đi làm từ thiện thôi". 

Thấy mẹ chồng nói với giọng bực bội và nóng nảy như thế, tôi mới tin lời em dâu là thật lòng. 

Đúng là chúng tôi có kinh tế, bỏ 1-2 tỷ ra không phải là vấn đề, nhưng đồng tiền phải được đưa vào tay người trân trọng nó. Chúng tôi đi làm từ thiện nhiều nhưng những người nhận được dù chỉ là 10 ngàn, họ đều cảm ơn rối rít và yêu quý đồng tiền đó, thế nên tôi chỉ muốn biết em chồng và em dâu có xứng đáng để tôi cho 1 tỷ này không thôi.

Cuối cùng, để em dâu yên tâm nhận tiền, tôi đã cầm tờ giấy vay nợ, nhưng ra đến cửa, tôi đưa luôn cho mẹ chồng để tùy bà làm gì với tờ giấy đó thì làm. Tôi không biết mình làm như thế có đúng hay không? Liệu rằng có tiền dễ dàng như thế, sau này em chồng và em dâu có biết trân trọng, cố gắng phấn đấu hay sẽ ỷ lại, dựa dẫm vào chúng tôi?

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022