Kết hôn sớm, 17 tuổi đã có con đầu lòng

Năm 2008, Wei Guoze ở Quảng Tây, Trung Quốc chào đón con đầu lòng ở tuổi 17. Vì gia đình nghèo nên 2 vợ chồng không dám tới bệnh viện sinh con. 

“Trước đây, thế hệ của chúng tôi khi sinh con đều tự lo liệu mà vẫn sống tốt”, mẹ của Wei Guoze nói.

Có lẽ chính câu nói này đã mang lại niềm tin cho 2 vợ chồng Wei Guoze, khiến họ quyết định sinh con tại nhà mà không cần sự hỗ trợ của bác sĩ.

Đối với vợ của Wei Guoze, quá trình sinh nở xảy ra nhiều chuyện nhưng những đứa con cũng đã chào đời bình an và sức khỏe của cô không bị ảnh hưởng nhiều.

de-con.jpgWei Guoze không ngờ mình có nhiều con như vậy

Con đầu lòng của Wei Guoze là một bé trai.

Bản thân Wei Guoze không ngờ rằng, sau đứa con này, bản thân lại có “lộc” về con cái đến vậy, cứ đều đặn mỗi năm lại có một đứa trẻ chào đời.

Ngay tháng đầu tiên ở cữ, người vợ đã dính bầu đứa thứ 2. Sự ra đời của 2 đứa con khiến gia đình vốn nghèo càng nghèo hơn. Để kiếm tiền nuôi sống gia đình, Wei Guoze đưa cả nhà tới Nam Ninh làm việc nhưng cũng chỉ trụ lại trong thời gian ngắn. 

Wei Guoze lại đưa gia đình đi lang bạt khắp nơi. Trong thời gian này đứa con thứ 3 chào đời. Họ không thể chịu đựng được áp lực cuộc sống nên đành trở về quê hương.

Chính sách sinh nở ở Trung Quốc thời điểm đó rất nghiêm ngặt. Vì thế, để tránh người của chính quyền tới điều tra, Wei Guoze đành đưa gia đình trốn khắp nơi. 

Mặc dù mọi người trong thôn đều che giấu giúp Wei Guoze nhưng cứ sinh mỗi năm một đứa con như vậy, mọi chuyện rất khó. Cuối cùng, vợ chồng Wei Guoze buộc phải vào rừng trốn.

Sau khi ổn định cuộc sống trong một ngôi nhà cổ sâu trong núi, Wei Guoze đi ra ngoài làm việc, 2-3 tháng mới về một lần, có khi tới 6 tháng.

Trong những năm qua, anh di chuyển nhiều nơi để làm việc. Nhìn những đứa con khôn lớn mỗi ngày, anh cảm thấy mọi nỗ lực của mình đều xứng đáng.

12 năm kể từ khi có con đầu lòng, Wei Guoze nhìn lại đã thấy mình có 10 đứa con. Hàng xóm thấy anh đều nói đùa: “Nếu may mắn anh sẽ sinh được một đội bóng”.

Những ảnh hưởng từ tuổi thơ bị bỏ rơi

“Con cái đều là lộc trời cho, chúng ta không thể nào khước từ. Tôi sẽ không đối xử với các con như bố mẹ tôi đã từng”, Wei Guoze chia sẻ.

Những lời này được Wei Guoze nói trong một cuộc phỏng vấn sau đó. Anh họ của anh giải thích với phòng viên rằng, lý do Wei Guoze có nhiều con như vậy có liên quan tới trải nghiệm thời thơ ấu.

Trên thực tế Wei Guoze bị chính bố mẹ ruột mình bỏ rơi khi họ có tới 6 người con. Anh được một đôi vợ chồng nhận về nuôi. 

de-con1.jpgAnh xem con cái là lộc trời cho

Điều đáng mừng là bố mẹ nuôi rất yêu thương anh, dù nhà nghèo nhưng vẫn cố gắng lo cho anh có đủ cơm ăn áo mặc và được đến trường học.

Trong quá trình lớn lên, nỗi lo về “con một” in sâu trong tiềm thức của anh. Lúc đó nhà nào cũng có 2-3 đứa con, chỉ có anh lúc nào cũng thui thủi một mình. Anh cũng nhiều lần xin bố mẹ hãy sinh em cho mình để ít nhất anh có một người bên cạnh mỗi khi bị bắt nạt. 

Mãi cho tới năm anh 11 tuổi, người bố đột ngột qua đời, anh mới biết được lý do bố mẹ không chịu sinh con. Lúc đó, anh tự trách mình và quyết tâm hiếu thảo với mẹ.

Sau này mỗi đứa trẻ xuất hiện, Wei Guoze đều vui vẻ đón nhận, dù gia đình có khó khăn nhưng anh chưa bao giờ nghĩ tới việc đưa con cho người khác.

Trong thâm tâm anh luôn tự nhủ phải có trách nhiệm với những đứa con mình sinh ra, không giống như bố mẹ ruột.

Dù kiếm được ít tiền nhưng Wei Guoze vẫn cho các con đi học. Anh biết không nên để các con đi theo con đường cũ của mình. Vì thế, anh thà làm nhiều việc cùng lúc còn hơn là tiết kiệm tiền học của con.

Điều khiến 2 vợ chồng anh được an ủi là thành tích học tập của các con đều rất tốt, đặc biệt con lớn và con thứ 2 năm nào cũng đứng nhất lớp. Trên tường nhà anh chật kín giấy khen của các con.

Có gia đình bên cạnh là điều may mắn

Khi tin tức về gia đình anh lan truyền trên mạng, anh bị nhiều người lạ gọi điện hỏi thăm hoặc hỏi tại sao lại sinh nhiều con như vậy, còn ngỏ ý muốn xin một đứa trẻ.

Nhiều người lạ còn tới nơi anh ở khiến ngôi làng yên tĩnh miền núi bị xáo trộn.

Lúc này, Wei Guoze cũng nhận được sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Anh không chỉ được nhận trợ cấp sinh hoạt mà còn được cấp cho một ngôi nhà khang trang.

de-con2.jpgDù nghèo khó nhưng anh vẫn cố gắng cho các con đi học

Ban đầu anh không muốn chuyển tới nhà mới nhưng khi thấy nhà mới gần trường học, con cái đi học thuận tiện hơn, anh đã đồng ý chuyển đi.

Phóng viên hỏi Wei Guoze rằng, tại sao biết cuộc sống khó khăn như vậy mà không dừng lại ở 3-4 đứa con. Anh im lặng hồi lâu rồi giải thích: “Thực ra chúng tôi không biết cách tránh thai”.

Trước đây, trong làng có phát những vật dụng để kế hoạch hoá gia đình nhưng anh không biết cách sử dụng. Anh cũng không ngờ vợ mình lại dễ thụ thai đến vậy.

Sau này, khi sinh 4-5 đứa con, 2 vợ chồng đã nghĩ đến việc đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng, thể trạng của người vợ không phù hợp để đặt vòng tránh thai. 

Cũng có người đề nghị anh triệt sản nhưng vợ chồng anh không chịu.

Cho đến lần sinh thứ 10, Wei Guoze mới nhận ra rằng mình không thể tiếp tục có con như thế này nữa.

“Một mặt, có quá nhiều áp lực, mặt khác, thể chất của vợ tôi không được tốt cho lắm”, anh chia sẻ

Lời Wei Guoze nói ai cũng có thể hiểu được, một gia đình hơn 10 người đều đang chờ đồng lương ít ỏi của anh. Anh không thể nào có mệnh hệ gì được.

Chính quyền địa phương sau đó cũng hỗ trợ các vật dụng phòng tránh thai, còn cử cán bộ tới giải thích cách sử dụng cho anh biết. Đồng thời, các con của Wei Guoze cũng có môi trường học tập thuận lợi hơn.

Bản thân Wei Guoze từng nói: “Chỉ cần con cái học giỏi, chúng muốn tiếp tục đọc sách, tôi sẽ làm việc chăm chỉ để kiếm tiền”.

Hiện vợ chồng Wei Guoze không có kế hoạch sinh con mà tập trung toàn lực lo cho 10 đứa con của mình.

page.jpg?width=150Yêu
Vợ vừa sinh con, đắn đo để chồng đi làm xa hay ở nhà nhưng thất nghiệp?

Theo VietNamnet

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022