Nhiều cư dân mạng chia sẻ rằng tại nơi làm việc, họ luôn tranh cãi với đồng nghiệp khác giới về nhiệt độ điều hòa: một bên thì sắp lạnh cóng, bên kia lại thấy vừa phải. Có người còn kể rằng ở nhà đã xảy ra "trận chiến điều khiển điều hòa" với bạn đời, vì “khác biệt một độ, không thể hòa hợp”.
Trong bộ phim truyền hình Trung Quốc An Gia do Tôn Lệ đóng chính, thậm chí có cặp đôi chia tay chỉ vì bất đồng... nhiệt độ điều hòa.

Tại sao nam và nữ lại có cảm nhận khác nhau về "nhiệt độ lý tưởng"?
Ngay từ năm 1981, giáo sư M.Y. Beshir thuộc Đại học Kỹ thuật Texas (Mỹ) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: nhiệt độ cảm thấy dễ chịu nhất của phụ nữ là 25 độ C, trong khi đối với nam giới là 22 độ C. Tức là cùng một mức nhiệt, phụ nữ sẽ cảm thấy lạnh trong khi nam giới lại thấy nóng.
Một nghiên cứu năm 2021 của học giả Tô Hoa (Trường Đại học London) cũng cho kết quả tương tự: tại 4 phòng học có nhiệt độ từ 22.2–23.6 độ C, đàn ông thấy nóng trong khi phụ nữ lại thấy lạnh.
Nguyên nhân là do sự khác biệt sinh lý giữa hai giới.
- Khả năng sinh nhiệt: Nam giới có tỷ lệ trao đổi chất cơ bản cao hơn, tức là sinh nhiệt tốt hơn. Điều này bắt nguồn từ hormone giới tính. Estrogen (nội tiết tố nữ) biến động theo chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và khả năng sinh nhiệt. Trong khi đó, testosterone ở nam giới cao hơn nhiều (9.45–37.45 nmol/L so với 0.21–3.01 nmol/L ở nữ), thúc đẩy phát triển cơ bắp, nơi tiêu hao nhiều năng lượng và sinh ra nhiều nhiệt hơn.
Thói quen uống nước tưởng tốt hóa ra cực hại dạ dày: Nhiều người đang mắc phải
Ăn hạt giờ này thì đẹp da, giảm cân - ăn sai giờ thì tăng cân vèo vèo: Tuy đơn giản nhưng chẳng phải ai cũng biết
- Khả năng tỏa nhiệt: Do nữ giới có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn, dẫn đến diện tích da lớn hơn, nên tỏa nhiệt dễ hơn, cảm thấy lạnh hơn. Mỡ dưới da cũng tạo thành lớp cách nhiệt, khiến nhiệt từ bên trong cơ thể khó truyền ra ngoài da, làm nhiệt độ lớp hạ bì thấp hơn, dẫn đến cảm giác lạnh rõ rệt hơn.
- Mức độ nhạy cảm với lạnh: Phụ nữ có nhiều thụ thể cảm nhận lạnh ở lớp hạ bì hơn, đồng thời chúng lại nhạy cảm hơn, khiến cảm giác lạnh truyền tới não nhanh và mạnh hơn so với nam giới.
Tổng hợp lại, phụ nữ ít sinh nhiệt hơn, tỏa nhiệt tốt hơn và nhạy cảm với lạnh hơn, nên dễ thấy lạnh trong khi nam giới thì nóng.
Điều này không chỉ khiến phụ nữ cảm thấy điều hòa cần mở ấm hơn, mà còn lý giải vì sao các chàng trai thường bị “sốc nhiệt” khi dùng chung nước tắm với bạn gái.
Tuy nhiên, khác biệt cá nhân (tuổi tác, thể trạng, tỉ lệ mỡ, bệnh lý như huyết áp thấp, thiếu sắt, thiếu canxi...) cũng ảnh hưởng đến cảm nhận nhiệt độ. Do đó, không thể áp dụng một chuẩn chung cho tất cả mọi người.
Vậy điều hòa nên bật bao nhiêu độ?
Dù khó hài lòng tất cả mọi người, nhưng vẫn cần có một mức nhiệt trung bình hợp lý để đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm năng lượng.
Theo Quy định quản lý nhiệt độ trong công trình công cộng của Trung Quốc, nhiệt độ mùa hè không được thấp hơn 26 độ C. Tại Ý (2022), nhiệt độ điều hòa không dưới 27 độ C. Tại Tây Ban Nha, điều hòa nơi công cộng phải trên 27 độ C. Tại Croatia là không dưới 25 độ C.
Lý do chọn 26 độ C là vì mức nhiệt này cân bằng được giữa cảm giác dễ chịu cho đa số người và tiết kiệm điện năng. Điều hòa tiêu tốn 50-70% tổng điện năng tiêu thụ của tòa nhà, và cứ giảm 1 độ, mức tiêu hao điện lại tăng đáng kể.
Bên cạnh đó, nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Gây co thắt mạch máu đột ngột, tăng huyết áp, dễ dẫn đến đột quỵ ở người thể trạng yếu.
- Dễ mắc “bệnh điều hòa” với các triệu chứng như nghẹt mũi, đau họng, mỏi người, chóng mặt, mất cảm giác ngon miệng.
- Đặc biệt nguy hiểm với người già và người có bệnh tim, hô hấp.
Nguồn và ảnh: QQ