Ngày 17/3, bác sĩ Nguyễn Thế Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, cho biết chẩn đoán bệnh nhân bị ngộ độc tetrodotoxin trong so biển. Người này đã nhiều lần ăn so biển nhưng chưa từng bị ngộ độc, lần này chỉ ăn nửa con đã xuất hiện triệu chứng bất thường. Bác sĩ lý giải có thể do khâu chế biến so biển không kỹ, độc tố còn tồn lưu dẫn tới ngộ độc sau khi ăn.

Sau 24 giờ điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh táo, tự thở tốt nhưng vẫn còn cảm giác tê tay, yếu chân và đau đầu.

carcinoscorpius-rotundicauda-m-6838-7405-1679017996.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CMPKhRk-LimZ3iIcqt2sug

Con so biển. Ảnh: Wikipedia

Con so biển, tên khoa học là Carcinoscorpius rotunicauda, có hình dáng giống nhưng nhỏ hơn con sam, chỉ đi một mình (khác với sam thường đi thành đôi). Chất độc trong loài so biển là tetrodotoxin, tác động lên thần kinh trung ương làm tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, dẫn đến tử vong. Chất độc này chịu được nhiệt độ cao, đun sôi, phơi hay sấy khô thì độc tố vẫn tồn tại. Do đó, thịt so biển được đun nấu chín cũng có thể còn tồn lưu độc tố.

Theo bác sĩ Hưng, tetrodotoxin tập trung chủ yếu ở trứng so biển, nồng độ tăng cao vào mùa sinh sản. Một số hải sản như cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, sa giông, ốc biển... cũng chứa độc tố tetrodotoxin.

Bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng phân biệt giữa con so và sam khi sử dụng để chế biến món ăn, tuyệt đối không ăn các món ăn từ con so. Khi có các dấu hiệu ngộ độc như tê chân tay, nôn mửa, lơ mơ cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Đầu tháng 2, 10 người ở Khánh Hòa cũng bị ngộ độc sau khi ăn nhầm so biển, trong đó ba người bị nặng, có trường hợp ngưng tim ngưng thở.

Thúy Quỳnh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022