
Bệnh viện Mắt TP HCM tiền thân là dưỡng đường Saint Paul, khánh thành cuối năm 1938, do kiến trúc sư Louis Chauchon thiết kế. Người đầu tiên được giao nhiệm vụ quản lý là Sr Saint Jean cùng 25 nữ tu y tá chăm sóc người bệnh, gồm các khoa nội, ngoại, sản, nhi với 220 giường bệnh.
Công trình lợp mái ngói đỏ, có hình chữ U với hai tháp cầu thang hình trụ đồ sộ ở mặt tiền. Thiết kế này đại diện cho phong cách kiến trúc Art Deco thịnh hành ở châu Âu những năm 1910-1920.
Bệnh viện rộng 15.020 m2 với 4 mặt tiền ở các đường Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Điện Biên Phủ và Nguyễn Thông (quận 3). Năm 1978, nơi này mang tên Bệnh viện Điện Biên Phủ, sau đó là Trung tâm Mắt TP HCM và đến năm 2002 được gọi Bệnh viện Mắt TP HCM. Hiện đây là bệnh viện chuyên khoa hạng một, đầu ngành về nhãn khoa của TP HCM và khu vực phía Nam.
Bệnh viện Mắt TP HCM tiền thân là dưỡng đường Saint Paul, khánh thành cuối năm 1938, do kiến trúc sư Louis Chauchon thiết kế. Người đầu tiên được giao nhiệm vụ quản lý là Sr Saint Jean cùng 25 nữ tu y tá chăm sóc người bệnh, gồm các khoa nội, ngoại, sản, nhi với 220 giường bệnh.
Công trình lợp mái ngói đỏ, có hình chữ U với hai tháp cầu thang hình trụ đồ sộ ở mặt tiền. Thiết kế này đại diện cho phong cách kiến trúc Art Deco thịnh hành ở châu Âu những năm 1910-1920.
Bệnh viện rộng 15.020 m2 với 4 mặt tiền ở các đường Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Điện Biên Phủ và Nguyễn Thông (quận 3). Năm 1978, nơi này mang tên Bệnh viện Điện Biên Phủ, sau đó là Trung tâm Mắt TP HCM và đến năm 2002 được gọi Bệnh viện Mắt TP HCM. Hiện đây là bệnh viện chuyên khoa hạng một, đầu ngành về nhãn khoa của TP HCM và khu vực phía Nam.



Bệnh viện có 4 tầng, thay vì chủ yếu chỉ một trệt một lầu như hầu hết bệnh viện kiểu Pháp lúc bấy giờ.
Bệnh viện có 4 tầng, thay vì chủ yếu chỉ một trệt một lầu như hầu hết bệnh viện kiểu Pháp lúc bấy giờ.

Các sảnh và lối đi trong bệnh viện vẫn giữ nền gạch với những hoa văn kiểu Pháp, tạo nên nét cổ kính cho công trình gần trăm tuổi.
Các sảnh và lối đi trong bệnh viện vẫn giữ nền gạch với những hoa văn kiểu Pháp, tạo nên nét cổ kính cho công trình gần trăm tuổi.

Lối đi ở những hành lang nối các tòa nhà rộng rãi, hướng ra không gian bên ngoài thoáng mát.
Lối đi ở những hành lang nối các tòa nhà rộng rãi, hướng ra không gian bên ngoài thoáng mát.


Hội trường bệnh viện, thường tổ chức các cuộc họp, xưa kia là nhà nguyện. Nơi này vẫn được giữ nguyên kiến trúc nền gạch, các dấu tích tôn giáo như bục giảng, bàn công bố lời Chúa...
Hội trường bệnh viện, thường tổ chức các cuộc họp, xưa kia là nhà nguyện. Nơi này vẫn được giữ nguyên kiến trúc nền gạch, các dấu tích tôn giáo như bục giảng, bàn công bố lời Chúa...


Mỗi ngày, bệnh viện khám và điều trị 2.000-3.000 bệnh nhân. Trong đó, số ca được phẫu thuật trung bình khoảng 700 người, có 350 giường nội trú.
Mỗi ngày, bệnh viện khám và điều trị 2.000-3.000 bệnh nhân. Trong đó, số ca được phẫu thuật trung bình khoảng 700 người, có 350 giường nội trú.

Trong bệnh viện có khoảng 10 nữ tu (soeur) đang làm công tác chăm sóc người bệnh với vai trò Điều dưỡng. Trong ảnh, sơ Nguyễn Thị Minh Thảo, điều dưỡng Khoa Giác mạc, làm việc tại bệnh viện từ năm 2002.
Khuôn viên bệnh viện vẫn còn một dãy nhà nhỏ dành riêng cho các nữ tu dòng Thánh Phaolô. Các sơ không chỉ sinh hoạt tôn giáo tại đây mà còn thi tuyển và làm việc chính thức như những điều dưỡng viên khác của viện, hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Từ khi thành lập đến nay, viện luôn có sự đóng góp, cống hiến của các sơ, góp phần xoa dịu nỗi đau người bệnh.
Trong bệnh viện có khoảng 10 nữ tu (soeur) đang làm công tác chăm sóc người bệnh với vai trò Điều dưỡng. Trong ảnh, sơ Nguyễn Thị Minh Thảo, điều dưỡng Khoa Giác mạc, làm việc tại bệnh viện từ năm 2002.
Khuôn viên bệnh viện vẫn còn một dãy nhà nhỏ dành riêng cho các nữ tu dòng Thánh Phaolô. Các sơ không chỉ sinh hoạt tôn giáo tại đây mà còn thi tuyển và làm việc chính thức như những điều dưỡng viên khác của viện, hỗ trợ chăm sóc người bệnh. Từ khi thành lập đến nay, viện luôn có sự đóng góp, cống hiến của các sơ, góp phần xoa dịu nỗi đau người bệnh.
Quỳnh Trần - Lê Phương