Cơ quan điều tra mới đây đã khám xét 19 địa điểm, thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột, tổng cộng lên tới 26.740 hộp từ 90 lô sản xuất. Các hộp sữa có bao bì tinh vi, mô phỏng nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng chứa thành phần không rõ nguồn gốc. Doanh thu từ hoạt động phi pháp này được xác định gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm.

screenshot-2025-04-11-205427-46450464056089091675437-1744421195285-1744589710789-1744686436009-17446864362771099437570.png

Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất (Ảnh: VTV).

Vụ việc khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết. 

Thế nào là sữa giả?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo: "Sữa công thức giả hoặc không đạt chuẩn an toàn vẫn hiện diện tại nhiều quốc gia, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi việc kiểm soát thương mại điện tử còn nhiều kẽ hở".

Một nghiên cứu của Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng Australia đã chỉ ra: Trẻ uống sữa bột không đạt chuẩn trong thời gian dài có nguy cơ tổn thương gan, thận, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Thậm chí, nếu sữa bị nhiễm khuẩn chéo, chứa tạp chất, hoặc có chất cấm như melamine - như vụ việc rúng động ở Trung Quốc năm 2008 - hậu quả có thể nghiêm trọng đến mức gây tử vong.

Theo bác sĩ Lê Thảo Nguyên, chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn (TPHCM) trả lời trên Dân Trí, cho biết sữa giả là các loại sữa được sản xuất với quy trình không đạt chuẩn, không đảm bảo giá trị dinh dưỡng như công bố trên nhãn, bao gồm năng lượng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu.

Còn theo luật sư Vũ Tiến Vinh (Công ty luật Bảo An, Hà Nội) trả lời trên VnExpres thì sữa là nhóm hàng hóa thực phẩm, do đó trên phương diện quy định pháp luật, khi xác định sản phẩm sữa là giả cũng theo các quy định chung về hàng giả. Khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) nêu hàng giả là:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.

c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016.

d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Khái niệm 'tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả" ở điểm e, được làm rõ tại khoản 8, Điều 3, Nghị định 98/2020. Theo đó, tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Chuyên gia chỉ cách phân biệt sữa giả - sữa thật

Theo bác sĩ Hồ Ngọc Lợi, Phòng khám Nhi và Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trả lời trên Thanh Niên, mặc dù không thể hoàn toàn xác định sữa giả - sữa thật bằng mắt thường, nhưng phụ huynh có thể lưu ý một số yếu tố sau.

Màu sắc và độ mịn: Sữa thật thường có màu trắng ngà tự nhiên, bột mịn và đồng đều. Sữa giả có thể có màu lạ, bột thô hoặc vón cục.

Mùi vị: Sữa thật có mùi thơm nhẹ, tự nhiên. Sữa giả có thể không mùi hoặc có mùi hóa chất.

Khả năng hòa tan: Sữa thật tan đều trong nước ấm, không vón. Sữa giả thường nổi bột, khó tan, để lại nhiều cặn.

Bao bì: Sản phẩm chính hãng có in ấn rõ ràng, sắc nét, đầy đủ thông tin theo quy định. Bao bì sữa giả thường bị mờ, lệch màu, thiếu thông tin bắt buộc.

7-cach-phan-biet-sua-bot-that-va-1744589653725-1744686436997-17446864371211251077238.jpg

Sữa giả thường khó tan, dễ vón cục (Ảnh: Getty).

Còn theo TS Julia Evans, chuyên gia dinh dưỡng thuộc Hiệp hội Dinh dưỡng Anh (BDA), nhấn mạnh: "Sữa bột giả thường nhắm vào tâm lý chuộng giá rẻ và sự thiếu cảnh giác của người tiêu dùng. Nhưng nếu tinh ý, bạn vẫn có thể phát hiện sản phẩm bất thường ngay từ lần đầu sử dụng".

Sữa giả thường "nhái" gần như hoàn toàn bao bì sản phẩm thật. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, sẽ thấy một số điểm bất thường: màu sắc in nhòe, font chữ thiếu sắc nét, logo mờ, thiếu tem chống giả hoặc tem dán lệch, bong tróc. Các chi tiết như mã vạch, hạn sử dụng cũng có thể bị in sai hoặc làm mờ nhạt.

Nhiều thương hiệu sữa uy tín hiện nay tích hợp mã QR, mã SMS xác thực, hoặc tem phản quang vỡ. Khi mua sản phẩm, người tiêu dùng nên truy xuất mã để xác thực nguồn gốc. Nếu hệ thống trả về "không tồn tại", mã trùng lặp hoặc không nhận diện được cần dừng sử dụng ngay.

Sữa thật thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Khi pha với nước ấm, bột tan đều, không vón cục. Ngược lại, sữa giả có thể có mùi tanh, hôi nhẹ, màu trắng nhợt hoặc quá sẫm, khó tan, để lại nhiều cặn lắng.

sua-bot-gia-1744975233125906536522-0-92-674-1170-crop-17449752944291143068865.pngBộ Công thương hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

GĐXH - Ngày 18/4, Bộ Công Thương đã gửi Công điện hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022