1. Tập luyện có lợi gì với người viêm khớp dạng thấp?

Tập thể dục có thể giúp những người mắc viêm khớp dạng thấp :

  • Giảm đau
  • Cải thiện chức năng khớp
  • Tăng cường cơ bắp xung quanh các khớp bị ảnh hưởng
  • Tăng cường năng lượng
  • Cải thiện tâm trạng
  • Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày...

2. Các dạng bài tập giảm đau hiệu quả cho người viêm khớp dạng thấp

2.1 Bài tập dưới nước

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, những người mắc viêm khớp dạng thấp tham gia liệu pháp thủy trị liệu hoặc tập thể dục trong nước ấm có sức khỏe cải thiện hơn so với các loại hoạt động khác. Cụ thể, người bệnh viêm khớp dạng thấp ít bị đau khớp hơn, tâm trạng tốt hơn, sức khỏe tổng thể được nâng cao hơn.

Các bài tập dưới nước, như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước, cũng có thể giúp cải thiện việc sử dụng các khớp bị ảnh hưởng và giảm đau.

photo-1731923327817-173192332916290830976-1732091337585-17320913379801323962135.jpeg

Bài tập dưới nước giúp giảm đau, tăng cường độ linh hoạt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.

2.2 Thái cực quyền

Thái cực quyền là các bài tập kết hợp chuyển động chậm, nhẹ nhàng với sự tập trung tinh thần cao, có tác dụng cải thiện chức năng, giảm độ cứng của cơ, đồng thời giảm mức độ đau, căng thẳng ở những người mắc viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, thực hiện thái cực quyền còn giúp người bệnh giảm lo lắng, trầm cảm, đồng thời tạo động lực tập luyện thường xuyên.

2.3 Đạp xe

Những người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và biến chứng tim mạch cao hơn nên cần thực hiện các biện pháp tăng cường sức khỏe trái tim.

Đạp xe là một loại bài tập tác động thấp, dễ thực hiện, giúp duy trì sức khỏe tim mạch, tăng sức mạnh cho chân, giảm cứng khớp buổi sáng. Bạn có thể đạp xe ngoài trời, tham gia nhóm đạp xe hoặc sử dụng xe đạp cố định tại phòng tập thể dục hoặc tại nhà.

2.4 Đi bộ

Đi bộ là một trong những hình thức tập thể dục dễ dàng, thuận tiện nhất. Ngoài việc tăng nhịp tim , đi bộ có thể giúp nới lỏng các khớp, giúp giảm đau. Nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy chỉ cần đi bộ 30 phút, mỗi ngày cũng có thể cải thiện tâm trạng, chức năng các khớp chân, tay.

Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề về thăng bằng thì nên sử dụng gậy đi bộ để giúp ổn định cơ thể và đi bộ trong nhà hoặc trên máy chạy bộ nếu trời mưa hay quá lạnh, quá nóng.

2.5 Tập yoga

Các bài tập yoga thường kết hợp các tư thế với hơi thở, thư giãn có tác dụng cải thiện cơn đau và tâm trạng cũng như tăng cường độ linh hoạt, phạm vi chuyển động cho người mắc viêm khớp dạng thấp.

2.6 Các loại kéo giãn khác

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyên những người mắc viêm khớp dạng thấp nên kéo giãn các cơ ở cánh tay, lưng, hông, mặt trước, mặt sau của đùi, bắp chân để tăng cường chức năng của khớp.

Bạn nên thực hiện động tác kéo giãn ngay khi thức dậy vào buổi sáng hoặc vào các thời điểm nghỉ giải lao khi làm việc trong ngày để đạt hiệu quả với các khớp xương.

2.7 Rèn luyện sức mạnh

Viêm khớp dạng thấp thường dẫn đến suy yếu cơ, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp. Tập luyện sức mạnh giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp. Khi cơ bắp khỏe hơn sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, từ đó làm giảm đau, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.

Rèn luyện sức mạnh bằng cách nâng tạ, 2-3 lần/tuần, sử dụng dây kháng lực nhưng cần lưu ý không làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng hay làm trầm trọng thêm tác động của viêm khớp dạng thấp hiện tại.

3. Lưu ý cần thiết ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

Bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng giúp bạn xây dựng cơ bắp, tăng cường thể lực và giúp cơ thể linh hoạt hơn. Tuy nhiên, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh các bài tập tác động mạnh lên khớp như chạy bộ, chạy nước rút, nâng tạ nặng...

Bên cạnh đó, người bệnh cần cân bằng giữa nghỉ ngơi và tập luyện. Quan trọng nhất là tự điều chỉnh cường độ, tốc độ cho phù hợp với tình trạng hiện tại.

Cần kiêm trì khi tập luyện

Nếu bạn cảm thấy đau nhiều hơn khi tập luyện thì nên thay đổi cường độ thấp hơn, thử một bài tập mới hoặc nghỉ một ngày chứ không nên bỏ cuộc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022