Khi con còn nhỏ, cha mẹ là những người gần gũi chúng nhất. Dường như tất cả mọi điều con đều chia sẻ cho cha mẹ. Tuy nhiên, càng lớn, phụ huynh ngày càng cảm thấy con xa cách mình. Thậm chí, giữa cha mẹ và con cái rất ít có khoảnh khắc bên nhau. Trẻ rất ít chia sẻ, không những thế còn giấu giếm tâm trạng và mọi thứ với cha mẹ...

Tình trạng này diễn ra rất phổ biến khiến nhiều phụ huynh coi đó là điều đương nhiên. Họ không quá qua tâm đến sự thay đổi này, chỉ nghĩ rằng con đã lớn, đã trưởng thành. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.

Việc con cái ngày càng xa cách cha mẹ, đó là điều đáng tiếc. Không những thế, khi các thành viên trong gia đình ít có sự giao tiếp sẽ dẫn đến sự thiếu hiểu biết lẫn nhau, lâu dần sẽ dễ dẫn đến xung đột và trở nên không hạnh phúc. Khi con cái chẳng may có lầm đường lạc lối, phụ huynh cũng không thể kịp thời ngăn cản và đưa ra lời khuyên thích hợp đối với chúng. Chỉ đến khi "sự đã rồi", người lớn mới ân hận và tự trách mình tại sao không dành nhiều thời gian bên con hơn.

Vì vậy, việc xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa cha mẹ và con cái là điều cần thiết. Dưới đây là những cách phụ huynh có thể áp dụng.

tdiforcom-con-luon-muon-bo-me-tu-hao-ve-ban-than-con-luon-muon-bo-me-tu-hao-ve-ban-than-1666090430752638546592-1666157499958-166615750038475747404.jpg

1. Yêu thương là nền tảng

Khi con còn nhỏ, cha mẹ luôn thể hiện tình yêu đối với trẻ. Nhưng khi con lớn lên, dường như cha mẹ ngại ngùng khi nói lời yêu con. Và cả con cái cũng ngượng nghịu khi nói ra lời yêu thương dành cho cha mẹ. Điều đó khiến cho khoảng cách giữa 2 thế hệ ngày càng xa.

Phụ huynh hãy cố gắng trò chuyện với trẻ nhiều hơn, thể hiện tình yêu thương và đừng ngại cho chúng biết sự quan trọng của chúng trong lòng cha mẹ.

2. Lắng nghe tích cực

Cha mẹ nên tạo nhiều tình huống để con cái chia sẻ với mình nhiều hơn. Đừng tra hỏi trẻ như "hỏi cung" mà hãy trò chuyện với con 1 cách thân mật. Phụ huynh có thể hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản, vui vẻ mà không mang tính chất điều tra như: "Hôm nay con học có vui không? Con và bạn bè kể chuyện gì vui? Bài tập có khó không? Có ai bắt nạt con không?...".

Khi con chia sẻ, cha mẹ có thể để lại 1 số câu hỏi mang tính chất tích cực hoặc thêm những lời cảm thán,... để bé hào hứng kể chuyện của mình hơn. Ví dụ như khi trẻ kể 1 câu chuyện vui, mẹ hãy thêm những lời như "ồ", "thế ư", "tuyệt vời"…

dnp-xay-dung-moi-quan-he-tot-voi-con-cai-ktnn-260319-1-1666090514567373302643-1666157502628-1666157502697346054060.jpg

3. Tránh ép buộc, phủ nhận trẻ

Không "kích hoạt cơn bão cảm xúc" của trẻ bằng các biện pháp ép buộc, phủ nhận con. Thay vào đó phụ huynh nên tạo môi trường gia đình an toàn, vui vẻ cho con cái. Khi lớn lên, con có thể gặp nhiều vấp ngã khi bước vào xã hội. Hãy đảm bảo với con rằng con có thể tin tưởng là dù chuyện gì xảy ra, con luôn có bạn đứng sau ủng hộ.

4. Quản lý cảm xúc của cha mẹ

Mọi hành động trong lúc giận dỗi, bực tức của người lớn có thể làm trẻ ám ảnh, sợ hãi hoặc khinh thường. Khi trẻ có ấn tượng không tốt về phụ huynh, chắc chắn chúng sẽ xa lánh và không muốn chia sẻ. Vì vậy, cha mẹ cần làm chủ được cảm xúc tiêu cực của mình khi ở cạnh trẻ.

222-16660905745442102852664-1666157503679-1666157503745580410309.jpg

5. Dành buổi tối cho con

Một cách để cha mẹ dành thời gian chất lượng cho con chính là ăn cơm cùng nhau. Cả gia đình sẽ thích thú hơn nếu họ có những câu chuyện để kể cho nhau nghe. Cha mẹ có thể dành cho con 1 số lời khen, lời động viên hoặc lời khuyên có ích cho trẻ.

6. Làm gương cho con

Khi cha mẹ là những người đạo đức và gương mẫu, chắc chắn trẻ sẽ kính trọng và ngưỡng mộ. Con sẽ coi cha mẹ như "thần tượng" trong lòng mình và muốn noi theo. Việc đó cũng giúp cho con muốn gần gũi với phụ huynh hơn, muốn được nghe cha mẹ chia sẻ nhiều hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022