Quan niệm sai lầm phổ biến là người cao tuổi không cần mua bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho người cao niên nhưng các lựa chọn có phần hạn chế và chi phí cao hơn. Dưới đây là ba điều người cao tuổi đang có kế hoạch mua bảo hiểm nhân thọ nên biết.
Bảo hiểm nhân thọ cho người cao tuổi vẫn có mức giá hợp lý. Ảnh: Getty Images
Không nhất thiết phải đắt tiền
Bảo hiểm nhân thọ cho người cao tuổi thường đắt hơn bảo hiểm cho người trẻ. Trên thực tế, những người cao tuổi khỏe mạnh có thể đáp ứng gói bảo hiểm với số tiền dưới 100 USD mỗi tháng. Ông Haven Life - một người khỏe mạnh, không hút thuốc (64 tuổi, New York, Mỹ) cho biết có thể đảm bảo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thời hạn 10 năm với số tiền 150.000 USD.
Do đó, trước khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ cho người cao tuổi, nên xem xét khoản thanh toán không cần quá đắt, cần phù hợp với nhu cầu.
Có nhiều công dụng
Một số người nghĩ bảo hiểm không có giá trị đối với người lớn tuổi nhưng thực sự, nó có thể được sử dụng theo nhiều cách. Những người có bảo hiểm nhân thọ trọn đời có thể sử dụng chính sách này như một giải pháp tài chính.
Bên cạnh đó, một số khác lại muốn đây là một tài sản thừa kế cho người thân sau khi họ qua đời. Bảo hiểm nhân thọ cũng có thể được sử dụng để trang trải các chi phí cuối đời như tang lễ, chôn cất và trả các khoản nợ...
Vì vậy, bảo hiểm nhân thọ mang lại nhiều lợi ích cho cả người còn sống và sau khi qua đời.
Không kiểm tra y tế trước khi mua
Hầu hết các nhà cung cấp bảo hiểm nhân thọ sẽ kiểm tra y tế (máu, nước tiểu, nhịp tim, huyết áp...) đối với người được bảo hiểm trước khi ký hợp đồng. Kết quả kiểm tra này thường thuận lợi cho các khách hàng trẻ tuổi nhưng có thể gây rắc rối cho người lớn tuổi. Nếu kết quả không đạt tiêu chuẩn, khách hàng có thể bị từ chối yêu cầu cung cấp bảo hiểm.
Tuy nhiên, người cao tuổi mua bảo hiểm nhân thọ không nhất thiết phải kiểm tra y tế, có thể bỏ qua và mua gói không cần kiểm tra. Loại bảo hiểm này có thể đắt hơn hợp đồng bảo hiểm thông thường nhưng thuận lợi để tránh rủi ro bị từ chối.
Thanh Thư (theo CBS News)