Tháp quan sát Kui có vị trí nằm ở ranh giới của Elephant World – dự án xây dựng nhằm đưa đàn voi trở về quê hương và đảm bảo cho chúng điều kiện sống thích hợp. Tòa quan sát này giúp du khách có thể tận hưởng khung cảnh thiên nhiên và cảm nhận một cách chân thực nhất nhịp sống giữa người và voi.

Thông tin công trình:

  • Tên dự án : Brick Observation Tower
  •  Địa điểm : Bangkok, Thái Lan
  •  Diện tích : 510m2
  •  Đơn vị thiết kế : Bangkok Project Studio

Thuyết minh của KTS:

Kui – một dân tộc ở tỉnh Surin, Đông Bắc Thái Lan là những người nuôi voi trong nhiều thế kỷ. Voi được coi như thành viên gia đình, sống với voi là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc này.

Đà tăng trưởng kinh tế và nạn phá rừng trên diện rộng đã gây nên hạn hán, thiếu lương thực và cây thuốc mà rừng từng cung cấp. Ở những thập kỷ trước, người Kui cùng voi của họ đã phải di chuyển nơi sống liên tục qua nhiều thị trấn du lịch khắp đất nước Thái Lan. Họ sống trong các trại voi, tuy nhiên không phải ở đâu cũng có điều kiện và môi trường sống phù hợp.

02-1.jpg

Thế giới voi – Elephant World là dự án do chính quyền địa phương khởi xướng nhằm đưa đàn voi nhà Kui trở về quê hương và đảm bảo cho chúng điều kiện sống thích hợp. Dự án bao gồm làng Kui, một cánh đồng trồng lương thực, một bệnh viện cho voi, một bảo tàng cũng như các sáng kiến phục hồi khu rừng cho tương lai.

06-3.jpg

Tháp quan sát Kui có vị trí nằm ở ranh giới của Elephant World và khu rừng, cao 28m, rộng 8m và dài 14m. Mặt bằng có hình bầu dục với một đầu được vuốt nhọn để giảm sức gió và khuếch tán bức xạ nhiệt từ mặt trời.

07.jpg

Sự sắp xếp của dầm cột tạo nên một mô hình xen kẽ của các khe hở 80×80 cm và 35×90 cm. Trung tâm của tòa tháp là cầu thang lưới thép, mang đến tầm nhìn không bị cản trở lên bầu trời, đồng thời giảm lượng ánh sáng mặt trời từ trên cao. Trên đỉnh tháp, những chiếc cột có độ cao ngẫu nhiên tạo ra những ảo ảnh về một tòa nhà rồi biến mất vào không trung.

06-1.jpg05-1.jpg

Gạch đất sét kích thước 150x300x50 mm đan chéo nhau, bao quanh hệ khung kết cấu bê tông. Sự sắp xếp của những viên gạch thể hiện cho nỗ lực mang lại khu rừng đã bị tước đoạt khỏi cộng đồng.

04-1.jpg

Ngoài việc khôi phục độ ẩm cho vùng đất cằn cỗi, tòa tháp có thể góp phần trồng nhiều cây hơn cho khu vực này. Cây Apitong địa phương có hạt giống hình dạng như cánh quạt của máy bay trực thăng, tự phát tán trong không khí. Khi hạt rơi xuống mặt đất, một cây Apitong mới sẽ mọc lên. Cách phân tán hạt giống Apitong từ độ cao 20m của tòa tháp với sự trợ giúp của tốc độ gió 29-38 km/h vùng Kui giúp cho hạt giống có thể di chuyển xa với bán kính 20m.

12-2.jpg

Các tháp quan sát thường thôi thúc du khách muốn di chuyển lên đỉnh cao nhất. Tuy nhiên, tháp Kui khuyến khích du khách dành thời gian cảm nhận gió, cảnh quan xung quanh vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

03-1.jpg13-2.jpg

Khung cảnh từ trên tháp nhìn xuống phản ánh chân thực sự gắn bó trong cuộc sống của người và voi. Những ngôi nhà của người và voi đan xen, nghĩa trang người và voi, tất cả đều được bao quanh bởi khu rừng với những con đường mòn in dấu chân người Kui và voi của họ mỗi ngày.

01-2.jpg

Xem thêm ảnh về công trình tại đây:

02-1-1000x2000.jpg
11-4-4000x3000.jpg
13-2-1000x2000.jpg
01-2-1000x1000.jpg
05-1-1000x1000.jpg
10-5-2000x2000.jpg
08-1-2000x2000.jpg
09-1-2000x2000.jpg
03-1-1000x1000.jpg
04-1-1000x1000.jpg
12-2-1000x1000.jpg
06-3-1000x1000.jpg
07-1000x1000.jpg
06-1-1000x1000.jpg

Biên dịch | Hà Linh (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Tháp quan sát trên sông Mur
  • Độc đáo với tháp quan sát tại Heilmeyer
  • Độc đáo tòa tháp hoa “nở” từ mây | VHA Architects

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022