Ẩn giữa khu rừng thuộc quận Nagano, Nhật Bản, Shell House là ngôi nhà được kết hợp giữa kiến trúc bản địa từ các vật liệu truyền thống với kỹ thuật xây dựng hiện đại dưới bàn tay của kiến trúc sư Tono Mirai, người đã và đang theo đuổi kiến trúc bền vững, sinh thái, góp phần xây dựng kiến trúc xanh trên trái đất.

Thông tin công trình:

  • Tên dự án: Shell House – Ngôn ngữ của núi rừng
  • Địa điểm: Nagano, Nhật Bản
  • Kiến trúc sư: Tono Mirai
  • Triển khai xây dựng: Công ty xây dựng Terashima
  • Cấu trúc: Gỗ
  • Diện tích xây dựng: 37,80 m2
  • Diện tích sàn: 58,04 m2
  • Diện tích mặt bằng: 290,94 m2
  • Thời gian thiết kế: 10/2011 – 04/2016
  • Thời gian thi công: 04/ 2016 – 07/2018
  • Vật liệu mái ngoài và tường: Ván lợp nhựa đường
  • Bên trong tường và trần: Sàn đất địa phương, sàn gỗ và đất địa phương
  • Lò sưởi: Đất nung
  • Cửa sổ và cửa ra vào: Khung gỗ, cửa ra vào bằng khung nhôm và hỗn hợp nhôm và nhựa với kính hai lớp, ba lớp.
  • Ảnh: Takeshi Noguchi
SH11.jpgConcept công trình

Từ một người đam mê kiến trúc Trái đất: tiếng nói của Đất Mẹ

SH1.jpg

Vẫn luôn đeo đuổi những thiết kế có từng câu chuyện ẩn giấu trong đó, Shell House là tiếng nói, là lời chuyện trò với con người trong vòng tuần hoàn của vũ trụ – sinh ra từ đất và cuối cùng cũng trở về với Đất Mẹ.

Điều này được thể hiện qua vật liệu truyền thống đến từ Đất Mẹ như đất, hỗn hợp gỗ hữu cơ với hình thái tự nhiên nhất có thể – hình vỏ sò ẩn mình dưới những tán cây rậm rạp ẩn sâu trong khu rừng, thích hợp với những khách hàng muốn tìm kiếm một ngôi nhà đặc biệt, thường hằng*.

XEM THÊM: Hideout Horizon – Không gian mở giữa núi rừng Bali | WNA studio

Đến vẻ đẹp vô thường từ tinh thần Wabi Sabi (trân trọng vạn vật dù không hoàn hảo)

SH-2.jpg

Shell House mang đến cho người dùng sự gần gũi, dễ chịu, yên bình, tạo năng lượng tích cực theo đúng yêu cầu của người thiết kế: “một ngôi nhà với thiết kế khác thường, đẹp và không khiến bạn cảm thấy già nua trước dấu ấn thời gian đồng thời thỏa mãn tính nghiêm ngặt khi thi công”.

Lối kiến trúc trong Wabi Sabi tận dụng nguồn ánh sáng và hệ thống thông gió tự nhiên. Giống như một chiếc vỏ sò, Shell House được uốn cong một cách hoàn hảo để bảo vệ trước tác động của gió và ánh nắng mặt trời từ phía bắc và phía tây nhưng đồng thời được mở cửa về phía đông và phía nam.

SH-3.jpg

Những cánh cửa rộng này cho phép ánh mặt trời dịu nhẹ buổi sáng có thể tràn vào không gian bên trong khu nhà cũng như kết nối không gian sống với không gian rừng rậm xung quanh.

Để đề cao vẻ đẹp, tính vượt thời gian, thiết kế của Tono Mirai chuộng các chất liệu thô mộc, tự nhiên như gỗ, đất sét.

Tông màu chủ đạo trong Wabi Sabi mang nét thanh thoát. Hầu như màu sắc được giữ nguyên bản, không có màu sắc nào nổi bật trong khi ngôi nhà vẫn giữ được nét mộc mạc, tự nhiên mà không hề xuề xòa, cẩu thả.

Đảm bảo yếu tố kiến trúc bền vững, bảo vệ môi trường

Theo yêu cầu từ phía khách hàng, Shell House được triển khai với diện tích chỉ chiếm 1 phần 5 của tổng thể mặt bằng 290 m2.

SH-4.jpg

Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng, tác động tới môi trường xung quanh, ngôi nhà đã sử dụng vật liệu chủ yếu là gỗ, đất. Dưới bàn tay của các thợ thủ công ở địa phương, tất cả các quá trình đều không sử dụng các thành phần từ vật liệu hóa dầu (sơn, nhựa…) giúp bảo vệ môi trường.

SH-5.jpg

Tất cả các phòng trong căn nhà đều được xây dựng và hoàn thành bằng cách sử dụng đất và gỗ.

SH-6.jpg

Tường bên ngoài được làm bằng đất với hình dạng cong trải dài nhẹ nhàng xuyên qua toàn bộ ngôi nhà, bao bọc người sử dụng bên trong bằng một không khí tự nhiên và ấm áp nhờ sắc gỗ không qua xử lý màu. Ở phía đông nam, toà nhà được kết hợp với khu rừng bên cạnh boong ke bằng gỗ nhô ra ngoài nhằm tạo thêm không gian sử dụng.

XEM THÊM: ZYJ tree house – Khu nghỉ dưỡng cao cấp giữa núi rừng

SH-7.jpg

Đây là ngôi nhà đặc biệt, được thiết kế theo hướng nhà thụ động. Hệ số chịu nhiệt (u-value)** của tường ngoài nhà, mái nhà và trần nhà là 0.49 (W/m2K). Tường mặt đất được thiết kế kết hợp với tấm len dày 180mm nhằm mục đích cách nhiệt, với hệ số là 0.27 (W/m2K).

XEM THÊM: Top 10 khách sạn và nhà gỗ giữa thiên nhiên

SH8.jpg

Việc thiết kế này giúp giữ ấm ngôi nhà vào mùa đông nơi mà nhiệt độ có thể xuống thấp tới 0 độ C. Nhờ việc sử dụng các vật liệu và hướng thiết kế tiên tiến, Shell House đã được đánh giá 5 sao về hiệu quả sử dụng năng lượng trong đánh giá môi trường CASBEE S*** của Nhật Bản.

Xem thêm ảnh tại đây:

SH10-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH16-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH-2-3000x3000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH14-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH20-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH18-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH23-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH9-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH19-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH17-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH12-2000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH15-1500x2000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH22-1500x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH21-1000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH11-2000x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

SH13-2500x1000.jpg

Shell House Japan – Ngôn ngữ của núi rừng

Chú thích:

* Timeless Architecture (kiến trúc vượt thời gian): tồn tại lâu dài, vượt qua các xu hướng thịnh hành, chịu đựng được dấu vết thời gian. Mặt khác, yếu tố thường hằng có thể phản ánh một phần triết lý Phật giáo trong kiến trúc.

** U-value: là thông số đặc trưng cho sự truyền nhiệt qua bề mặt, biểu thị bằng tốc độ truyền nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường và mỗi mặt (lượng nhiệt thất thoát từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại) không tính đến ảnh hưởng ở vùng xung quanh. Đơn vị đo: (W/m2K).

 *** CASBEE (Comprehensive Assessment System for Building Environmental Efficiency): Hệ thống Đánh giá Toàn diện để Xây dựng Môi trường một cách hiệu quả.

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Designboom)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022