rau-ma-canh-1614006782524712767867-crop-16140068427011519807925.jpgTrồng cây phong thủy kích vận khí tài lộc cho 12 con giáp năm 2021 dưới góc nhìn của chuyên gia phong thủy

Rằm tháng Giêng 2021 diễn ra vào ngày 15 tháng 1 Âm lịch, tức thứ Sáu ngày 26/2/2021 dương lịch. Hiện nay, vì công việc bận rộn, ngày, giờ cúng Rằm tháng Giêng có thể tùy biến linh động, tùy thuộc vào điều kiện cuộc sống của mỗi gia đình. Nhiều người thường cúng Rằm tháng Giêng trước 15 âm lịch.

Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà (Tổng Giám đốc tại Công Ty Phong Thuỷ VNN) cho rằng, giờ cúng rằm tháng giêng "chuẩn nhất" là cúng đúng ngày Rằm tháng giêng (15/1 âm lịch). Quan niệm từ nhiều đời nay, trong một năm chọn lấy một ngày, trong một ngày chọn lấy một giờ. Vì thế, trong ngày 15/1 âm lịch cũng chỉ có một giờ chuẩn nhất, phù hợp nhất để làm lễ cúng Rằm tháng Giêng là giờ Nhâm Ngọ (11h-13h) bởi đây là thời khắc mà dân gian cho rằng Thần Phật giáng thế chứng nghiệm cho lòng thành của gia chủ.

Tuy nhiên, việc cúng bái cốt ở thành tâm, nếu gia chủ không sắp xếp để làm được cỗ cúng vào giờ đó trong ngày thì có thể cúng trước từ sáng ngày 25/2 dương lịch (tức 14 tháng Giêng âm lịch) cho tới trước 13h ngày 26/2 dương lịch (tức ngày chính Rằm).

mam-cung-ram-thang-gieng-16141524559931426517125.jpg

Lễ cúng rằm tháng giêng được nhiều gia đình coi trọng. Ảnh minh họa

Nếu cúng trước ngày 13/1 âm lịch thì nên cúng trong khoảng giờ 5h-7h (Minh Đường); 11h-13h (Kim Quỹ). Nếu cúng trước ngày 14/1 âm lịch thì nên cúng trong khoảng giờ 7h-9h (Thanh Long); 9h-11h (Minh Đường).

Vào ngày Rằm tháng Giêng thường các gia đình sẽ sắm lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Tùy theo phong tục từng vùng miền, mâm cỗ cũng có sự chuẩn bị khác nhau về các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, các chuyên gia phong thủy cho rằng, mọi người không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà tùy theo điều kiện mỗi gia đình.

Trong đó, lễ cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến, không cúng tiền giả, không cúng đồ sát sinh. Cúng gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món truyền thống của người Việt như gà luộc, xôi gấc, giò, hoa quả … Đặc biệt, mâm cỗ ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình lại không thể thiếu món bánh trôi, bánh chay với mong muốn mang đến một năm mới mọi sự trôi chảy, thuận lợi.

Trong việc bày mâm cúng rằm tháng giêng, các gia đình cần phải lưu ý với lễ vật cúng của lễ Phật và lễ gia tiên cần để riêng. Tuyệt đối không để chung đồ lễ mặn, chay, hoa quả trên bàn thờ hoặc dùng lẫn lộn đồ cúng. Các gia đình có thể để hoa quả ở trên ban, còn đồ cúng mặn nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương.

Hơn nữa, trong ngày này, nhiều gia đình có tâm niệm rằng phải đốt nhiều vàng mã gửi người cõi âm mới là thành tâm. Điều này là không đúng khi vừa phí phạm vừa làm ảnh hưởng môi trường.

Phương Thuận

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022